- Ban tiếp thị hàng hoá: Chịu trách nhiệm nghiên cứu lập kế hoạch phát triển
3.2.1 Hoàn thiện phân tích tình thế và thời cơ chiến lược phát triển thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá quốc tế:
dịch vụ vận chuyển hàng hoá quốc tế:
Trên cơ sở định hướng chiến lược, Vietnam Airlines cần phân tích các tình thế và thời cơ chiến lược cũng như các điểm mạnh điểm yếu của Hãng để có thể đưa ra các chiến lược phát triển thị trường đúng đắn, đảm bảo sự phát triển nhanh chóng và bền vững.
Tình thế chiến lược Marketing của Vietnam Airlines được thể hiện thông qua: tình thế thị trường (quy mô, cơ cấu thị trường), tình thế sản phẩm – dịch vụ (sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ, doanh số, giá, chí phí cận biên,…), tình thế cạnh tranh (các đối thủ cạnh tranh chính), tình thế phân phối bán hàng (kênh và mạng phân phối, hình thức bán,…), tình thế các nhân tố của môi trường vĩ mô. Để nhận dạng và đo lường xác đáng tình thế marketing và thời cơ chiến lược marketing, chúng tôi đề xuất sử dụng ma trận SWOT để làm cơ sở cho việc xây dựng định hướng chiến lược thị trường cho Vietnam Airlines như sau (Bảng 3.5):
Trong cơ chế thị trường, thị trường của Vietnam Airlines không phải là yếu tố tĩnh mà luôn có sự thay đổi do tác động của môi trường bên trong và môi trường kinh doanh bên ngoài. Do đó Vietnam Airlines cần phải có các chiến lược, sách lược để thích ứng và đạt được các mục tiêu cơ bản của mình. Trong điều kiện tự do cạnh tranh hiện nay, một hãng hàng không chỉ chiếm được một phần nhất định của thị trường và thị phần này luôn có nguy cơ bị chiếm mất bởi các đối thủ cạnh tranh. Nếu thị phần bị thu hẹp hãng hàng không sẽ gặp nhiều khó khăn do việc doanh số giảm và lợi nhuận cũng bị giảm theo.
Để đảm bảo cho việc kinh doanh đạt được hiệu quả, vấn đề thường được điều mà một hãng hàng không quan tâm nhất là công tác phát triển thị trường nhằm giữ được thị trường đã có, phát triển được thị trường mới. Phát triển thị trường của một hãng hàng không bao gồm việc khai thác tốt thị trường hiện tại, đưa dịch vụ của mình vào thị trường mới, nghiên cứu dự đoán thị trường, đưa ra những sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng được nhu cầu của thị trường hiện tại và thị trường mới. Trên thị trường luôn có những sản phẩm, dịch vụ do các hãng hàng không khác nhau cung ứng nhưng lại có khả năng thay thế lẫn cho nhau. Nhu cầu của khách hàng thì rất phong phú, đa dạng nhưng nhu cầu trong một khoảng thời gian nhất định thì có giới hạn mà trên thị trường luôn có sự cạnh tranh quyết liệt của các hãng hàng không cùng cung ứng một loại dịch vụ và tất nhiên là hãng nào cũng phải tìm cách để dành được những điều kiện thuận lợi nhất để thúc đẩy việc sử dụng dịch vụ của hãng mình. Nên về thực chất công tác phát triển thị trường là việc các hãng khai thác triệt để thị trường tiềm năng, sử dụng các biện pháp thích hợp để tăng lượng khách hàng của mình.
Bảng 3.5 : Ma trận SWOT thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá quốc tế của Vietnam Airlines
Điểm mạnh (S):
- Có sự bảo hộ của Nhà nước
- Độc quyền trên đường bay trong nước.
- Nhân lực dồi dào, trẻ, có học vấn cao.
- Đội bay trẻ đang được củng cố, phát triển - Quan hệ với tốt với
các Hãng HK khác trên thế giới Điểm yếu (W) - Là hãng hàng không non trẻ - Mô hình cồng kềnh, chưa linh hoạt trong quản lý. - Cơ sở vật chất kém đồng bộ, hiện đại, thiếu thốn. - Khả năng tài chính hạn hẹp.
- Lề lối làm việc của các cấp lãnh đạo TCT vẫn mang tính trì trệ của cơ chế cũ.
- Công nghệ cũ, lạc hậu - Đội ngũ nhân viên còn
non nớt, thiếu kinh nghiệm trong hội nhập kinh tế.
- Sản phẩm hàng hoá phụ thuộc vào hành khách.
Cơ hội (O)
- Là ngành kinh tế mũi nhọn được Nhà nước đầu tư phát triển. - Quan hệ đối ngoại
không ngừng được Kết hợp S-O: - Phát huy nội lực, tận dụng ngoại lực để phát triển. - Tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước tập Kết hợp O-W:
- Tận dụng tối đa tải thương mại trên các chuyến bay chở khách, nghiên cứu phát triển đội bay chở hàng hoá
củng cố và mở rộng. - Môi trường đầu tư
trong nước tăng trưởng trung bình 5-7%.
- Mạng lưới giao thông vận tải trong nước và khu vực tiếp tục được đầu tư phát triển. - Kinh tế trong nước
tăng trưởng cao và ổn đinh, chính chị ổn định.
- Việt nam nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động nhất; vị trí địa lý thuận lợi.
trung phát triển đội bay
- Đầu tư nâng cấp sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất thành hai điểm trung chuyển (HUB) trong khu vực.
(Freighter)
- Đào tạo và tái đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên
- Cơ cấu, sắp xếp lại bộ máy quản lý tinh gon, linh hoạt.
- Đầu tư phát triển công nghệ hiện đại song song với phát triển đội bay.
- Nghiên cứu sớm áp dụng thương mại điện tử.
Nguy cơ (T):
- Cơ chế chính sách của Nhà nước chưa ổn định, dần xoá bỏ bảo hộ cho Ngành. - Mất thị trường do gia
tăng cạnh tranh với các hãng hàng không và các loại hình dịch vụ vận tải khác.
- Chảy máu chất xám. - Sự đòi hỏi ngày càng
cao của khách hàng
Kết hợp S-T:
- Tham gia các Hiệp hội Hàng không nhằm mở rộng mạng bán, tăng cường tiềm lực cạnh tranh. - Hoàn thiện các chính sách, nâng cao chất lượng sản phẩm. - Xây dựng chế độ tuyển dụng, đãi ngộ, thăng tiến minh bạch.
Kết hợp W-T:
- Độc lập tự chủ trong SXKD, hướng tới xây dựng TCT thành Công ty cổ phần “mẹ-con” - Gắn chặt quyền lợi và
trách nhiệm các thành viên.
về chất lượng dịch vụ
Vietnam Airlines phải cố gắng tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh bằng cách phát triển thị trường để củng cố vị trí của mình. Vietnam Airlines chỉ có thể tiến hành kinh doanh khi có được các cơ hội và phát triển thị trường chính là tạo ra những cơ hội mới. Dịch vụ tạo ra là để bán tức là phải được khách hàng chấp nhận. Khách hàng có sử dụng dịch vụ thì hãng mới thu hồi được vốn, thực hiện được quá trình tái sản xuất và thu được lợi nhuận. Phát triển thị trường để tăng thêm cơ hội và cũng để thực hiện cơ hội đó. Nắm được thị trường, phát triển được thị trường thì mới tạo đà cho thắng lợi. Thị trường càng được mở rộng và phát triển, uy tín của hãng càng tăng, sức cạnh tranh càng mạnh. Phát triển thị trường sẽ thúc đẩy hoạt động thương mại, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện cho hãng tiếp tục đầu tư, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hoá các dịch vụ, tăng thêm khả năng chiếm lĩnh và cạnh tranh trên thị trường. Phát triển thị trường quốc tế là điều kiện tiên quyết để Vietnam Airlines phát triển và hoà nhập với nền kinh tế toàn cầu.