Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không nói chung, Vietnam Airlines nói riêng để phát

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá QT của Tổng công ty hàng không Việt nam (Trang 127 - 128)

- Ban tiếp thị hàng hoá: Chịu trách nhiệm nghiên cứu lập kế hoạch phát triển

3.3.2 Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không nói chung, Vietnam Airlines nói riêng để phát

triển đồng bộ hoạt động vận tải hàng hoá hàng không. Do hàng không là ngành

cần có đầu tư lớn, chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc cho vay vốn ưu đãi để đầu tư vào các hạng mục lớn như hiện đại hoá đội máy bay, phát triển cơ sở hạ tầng.

Vietnam Airlines vẫn chưa tìm ra phương án giải quyết thích hợp cho những khó khăn về vốn, về khả năng tài chính eo hẹp trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai gần. Nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển của Hãng trong 10 năm tới là trên 4 tỷ USD, so sánh với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ khoảng 10-11 tỷ USD, con số trên quả là quá lớn so với nội lực của Hãng. Tổng vốn của Tổng công ty Hàng không Việt Nam chỉ xấp xỉ 2000 tỷ đồng, như vậy không thể dùng vốn tự có và vốn tích luỹ để đầu tư phát triển các lĩnh vực hàng không. Nếu để Hãng tự đầu tư phát triển bằng vốn tích luỹ thì thời gian sẽ bị kéo dài và không có khả năng đuổi kịp các hãng hàng không khác; nhà nước cần đầu tư 100% vốn hoặc đứng ra bảo lãnh vay vốn từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước; chỉ có nhà nước với những hỗ trợ đặc biệt mới có khả năng huy động được nguồn vốn nói trên.

Nhu cầu vốn cho phát triển đội bay khoảng 1,3 tỷ USD, huy động bằng những cách sau:

+ Kiến nghị Nhà nước đứng ra bảo lãnh miễn phí các khoản vay vốn từ các tổ chức tín dụng xuất khẩu, các tổ chức quốc tế; thông qua vai trò đàm phán thương lượng của nhà nước với các tổ chức, quốc gia để có được những khoản vay lớn có ưu đãi về lãi suất, thời hạn trả.

+ Kiến nghị nhà nước tài trợ một phần vốn từ ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển đội bay của Vietnam Airlines, áp dụng những chính sách ưu đãi như cho phép Hãng để lại toàn bộ thuế thu nhập và thuế VAT trong ít nhất là 5 năm kể từ năm 2005 để tập trung đầu tư mua máy bay, bảo lãnh miễn phí toàn bộ phần vốn mua máy bay, cho vay với lãi suất thấp, cho phép Hãng không phải kết chuyển 50% ngoại tệ sang tiền Việt Nam như quy định về quản lý ngoại hối hiện hành, giảm thuế nhập khẩu nhiên liệu.

+ Xây dựng chính sách quản lý, sử dụng quỹ khấu hao cơ bản đối với đội tàu bay, tăng tỷ lệ tích luỹ vốn nội bộ để có thể trả bớt một phần các khoản nợ gốc tiền vay.

+ Dành các khoản vay ưu đãi dài hạn của chính phủ cho Vietnam Airlines. Hãng cần tích cực huy động vốn từ các hợp đồng vay thương mại, các chương trình tín dụng xuất khẩu, thông qua tài trợ dự án của nước cung cấp thiết bị.

+ Đa dạng hoá các hình thức đầu tư, khuyến khích huy động các nguồn vốn trong nước bằng cách nghiên cứu và kiến nghị nhà nước cho phép Vietnam Airlines phát hành trái phiếu hoặc mạnh dạn cổ phần hoá trên cơ sở vẫn giữ quyền kiểm soát và sở hữu áp đảo.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chiến lược phát triển thị trường dịch vụ vận chuyển hàng hoá QT của Tổng công ty hàng không Việt nam (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w