Phân loại tội phạm

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 124 - 125)

IV. LUẬT HÌNH SỰ

d) Phân loại tội phạm

Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà pháp luật Hình sự chia tội phạm thành 04 loại (BLHS năm 1985 chỉ quy định 02 loại là tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng):

- Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho XH mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù.

- Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho XH mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 7 năm tù.

- Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây gây nguy hại rất lớn cho XH mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 15 năm tù.

- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho XH mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là trên 15 năm tù, chung thân hoặc tử hình.

Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

đ) Một số trường hợp loại trừ hành vi nguy hiểm cho xã hội (không chịu trách nhiệm hình sự).

125 (1) Sự kiện bất ngờ

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình s ự.

(2) Phòng vệ chính đáng

- Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

- Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình s ự.

(3) Tình thế cấp thiết

- Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.

- Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)