Chủ thể quan hệ pháp luật

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 62 - 64)

I. QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT

a) Chủ thể quan hệ pháp luật

Chủ thể QHPL là cá nhân, tổ chức được nhà nước thừa nhận là có quyền và nghĩa vụ pháp lý trong QHPL.

Cá nhân, công dân là những khái niệm tuy có nhiều điểm chung nhưng không phải là khái niệm đồng nhất. Công dân dùng để chỉ các cá nhân mang quốc tịch của một quốc gia cụ thể (công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam). Trong một quốc gia nhất định thì công dân là chủ thể thường xuyên và chủ

63

yếu của QHPL. Cá nhân (hay thể nhân) là khái niệm rộng hơn khái niệm công dân. Cá nhân bao gồm công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch. Địa vị pháp lý của những người này là không giống nhau. Chẳng hạn, người nước ngoài, người không quốc tịch không thể tham gia các quan hệ về thực hiện nghĩa vụ quân sự; bầu cử, ứng cử vào cơ quan nhà nước Việt Nam, ..v.v.

Tổ chức phải là những tổ chức được nhà nước công nhận về mặt pháp lý, có thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận hoạt động.

Điều kiện để cá nhân và tổ chức trở thành chủ thể của QHPL là phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể thuộc phạm trù phức tạp có liên quan đến nhiều yếu tố khách quan (khả năng về điều kiện kinh tế xã hội) và chủ quan (khả năng về nhận thức, khả năng hành động, ý chí và lý trí). Năng lực chủ thể là thuộc tính và là điều kiện để chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Năng lực chủ thể bao gồm hai yếu tố là năng lực pháp luật (NLPL) và năng lực hành vi (NLHV).

NLPL của chủ thể là khả năng của chủ thể được hưởng các quyền và phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật.

Tuỳ theo từng loại chủ thể và từng lĩnh vực mà thời điểm phát sinh và chấm dứt NLPL của chủ thể được pháp luật quy định rất khác nhau. Chẳng hạn, trong lĩnh vực dân sự, NLPL của cá nhân phát sinh khi người đó được sinh ra và chấm dứt khi họ chết. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực khác, NLPL của cá nhân chỉ phát sinh khi họ đạt đến một độ tuổi nhất định, như quan hệ hôn nhân (nam phải từ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ 18 tuổi trở lên), bầu cử (phải đủ 18 tuổi trở lên), ứng cử (phải đủ 21 tuổi trở lên), lao động (phải đủ 15 tuổi trở lên), ..v.v.

Điều kiện để chủ thể QHPL tự mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình khi tham gia QHPL là họ phải có năng lực hành vi (NLHV).

NLHV của chủ thể là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận là bằng hành vi của chính mình để xác lập, thực hiện và gánh chịu hậu quả pháp lý về hành vi của mình khi tham gia QHPL.

Tuỳ theo từng loại chủ thể và lĩnh vực mà pháp luật quy định rất khác nhau về thời điểm phát sinh và chấm dứt NLHV.

Đối với cá nhân, NLHV không phát sinh khi người đó sinh ra mà sẽ hình thành và phát triển đầy đủ khi đạt đến độ tuổi nhất định. Độ tuổi đó, bảo đảm cho con người phát triển về mặt thể lực và trí lực để nhận thức và điều khiển hành vi của mình trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý khi tham gia QHPL. Chẳng hạn, trong lĩnh vực dân sự thì người đủ 6 đến dưới 18 tuổi được coi là người có NLHV (chưa đầy đủ), trong đó người đủ 15 đến dưới 18 tuổi mặc dù có NLHV hạn chế nhưng vẫn có thể tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập bằng tài sản của mình; người dưới 6 tuổi không có NLHV; người bị tâm thần là người mất NLHV; người đủ 18 tuổi trở lên gọi là người thành niên và là người có đầy đủ NLHV dân sự. Năng lực hành vi của cá nhân chấm dứt khi người đó chết. Trong một số lĩnh vực khác, NLHV và NLPL của cá nhân phát sinh cùng thời điểm. Chẳng hạn, như trong lĩnh vực hôn nhân (nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên); trong lĩnh vực bầu cử (công dân đủ 18 tuổi trở lên), ứng cử (công dân

64

đủ 21 tuổi trở lên), ..v.v. Về nguyên tắc, người không có, bị mất hoặc bị hạn chế NLHV thì không thể thiết lập, thực hiện QHPL một cách độc lập; việc tham gia QHPL của họ chỉ được thực hiện thông qua người đại diện hoặc người giám hộ.

Đối với chủ thể là tổ chức thì NLPL và NLHV phát sinh cùng một thời điểm là từ khi tổ chức đó được thành lập hoặc thừa nhận một cách hợp pháp và chấm dứt khi có quyết định giải thể, tuyên bố phá sản hoặc bị s át nhập vào pháp nhân khác của của tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc tham gia các quan hệ pháp luật của tổ chức được thực hiện thông qua người đại diện của tổ chức. Thông thường người đại diện cho tổ chức được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thay mặt cho tổ chức trong việc xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của tổ chức khi tổ chức đó tham gia QHPL.

NLPL và NLHV có mối quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ với nhau, trong đó NLPL là tiền đề, là cơ sở tạo ra NLHV, là yếu tố được áp đặt từ bên ngoài (nhà nước quy định) và NLHV là yếu tố tự thân của mỗi chủ thể.

Chủ thể của QHPL, bao gồm:

- Cá nhân (công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch), trong đó công dân là chủ thể cơ ban và thường xuyên của quan hệ pháp luật. Quy chế pháp lý của công dân cũng được pháp luật quy định rộng rãi hơn.

- Tổ chức (cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang;

- Nhà nước - Chủ thể đặc biệt của QHPL.

Cần phân biệt khái niệm tổ chức và khái niệm pháp nhân: Một tổ chức được thừa nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau (Điều 84 Bộ luật Dân sự 2005):

- Được thành lập hoặc thừa nhận một cách hợp pháp; - Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

- Có tài sản độc lập với tổ chức, cá nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

- Nhân danh mình tham gia các QHPL một cách độc lập.

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)