Văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 87 - 89)

I. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

làm cho nhiều người hiểu rằng các văn bản dưới luật lại có giá trị cao hơn văn bản luật và dẫn đến một thực tế là nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng thông tư.

Thứ hai, bảo đảm tính thống nhất của pháp chế trên phạm vi toàn quốc. Nguyên tắc này đòi hỏi pháp luật được xây dựng, thực hiện và áp dụng một cách thống nhất từ trung ương tới địa phương và cơ sở trên tinh thần là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật mà không có sự phân biệt địa phương này với địa phương khác; ngành này với ngành khác; lĩnh vực này với lĩnh vực khác.

Tính thống nhất của Pháp chế XHCN không loại trừ tính linh hoạt, s áng tạo trong việc vận dụng pháp luật vào những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau của từng địa phương cũng như tính đặc thù của từng ngành.

Thứ ba, nguyên tắc bảo đảm tính tích cực, chủ động và hiệu quả của các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật.

Chương 4

HỆ THỐN G PHÁP LUẬT VIỆT NAM

I. HỆ THỐNG VĂN BẢ N QUY PHẠM PHÁ P LUẬ T

1. Văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật luật

Thuật ngữ “hệ thống” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, cụ thể là:

- Dưới góc độ vật chất, hệ thống được hiểu là sự liên kết các sự vật hiện tượng với nhau tạo thành một thể thống nhất.

- Dưới góc độ lý luận, hệ thống là tập hợp những nguyên tắc, những quan điểm, hệ tư tưởng.

- Dưới góc độ hành vi của con người, hệ thống được hiểu là thói quen được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cuộc sống: Ngủ muộn có hệ thống, trốn học có hệ thống, vi phạm có hệ thống, học giỏi có hệ thống, ..v.v.

Như vậy, hệ thống được hiểu là một chỉnh thể, bao gồm những ý tưởng, vấn đề hoặc bộ phận có liên hệ mật thiết với nhau, được sắp xếp theo một trình tự khách quan, lôgíc và khoa học.

Khi nói đến hệ thống là phải đề cập đến các bộ phận hợp thành cũng như mối quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.. Hay nói cách khác, khi xem xét một hệ thống là phải xét đến hình thức bên ngoài lẫn nội dung bên trong (cấu trúc của hệ thống) và mối quan hệ giữ các bộ phận hợp thành.

88

Dựa trên cơ sở lý thuyết hệ thống, hệ thống pháp luật (HTPL) trước hết được hiểu là một hệ thống, tức là một chỉnh thể bao gồm cả cấu trúc bên trong và hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật.

Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật, bao gồm: Qui phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật. Văn bản quy phạm pháp luật chính là hình thức biểu hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật.

Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối quan hệ hữu cơ với nhau được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức luật định và được phân định thành các chế định pháp luật, các ngành luật.

1.1. Văn bản quy phạm pháp luật - Hình thức cơ bản của pháp luật Việt Nam. Nam.

Văn bản quy phạm pháp luật văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định (Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân), trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

VBQPPL là hình thức cơ bản của pháp luật XHCN. VBQPPL có những đặc điểm sau:

(1) Chủ thể văn bản là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều đó có nghĩa là không phải mọi văn bản đều có thể gọi là văn bản QPPPL mà chỉ có những văn bản nào được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành mới có thể trở thành văn bản QPPPL. Chức năng, thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản là yếu tố qui định nội dung và hiệu lực pháp lý của văn bản. Chẳng hạn như, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, là cơ quan duy nhất có quyền ban hành luật, văn bản của Quốc hội có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc; trong khi đó, Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương có thẩm quyền ban hành Nghị quyết để quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương và nghị quyết của HĐND có hiệu lực trong phạm vi địa phương.

(2) Mỗi cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ được phép ban hành một hoặc một số loại văn bản mà pháp luật đã qui định.

Pháp luật qui định rõ thẩm quyền của từng cơ quan nhà nước trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật; nếu việc ban hành không đúng hình thức văn bản theo quy định thì văn bản đó bị coi là bất hợp pháp và đương nhiên không có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành. Chủ thể ván bản tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý trách nhiệm pháp lý.

(3) Việc ban hành VBQPPL phải tuân theo trình tự, thủ tục do pháp luật qui định.

VBQPPL là một trong những “sản phẩm” của hoạt động quản lý nhà nước và đương nhiên “sản phẩm” này được “sản xuất” theo một quy trình nghiêm ngặt do pháp luật quy định chặt chẽ gọi là trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL. Luật ban

89

hành văn bản quy phạm pháp luật qui định cụ thể về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành từng loại VBQPPL cho mỗi chủ thể. Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật ban hành văn bản QPPL hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

(4) Các VBQPPL có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo cơ sở, điều kiện trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Pháp luật điều chỉnh rất nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong mỗi lĩnh vực quản lý có rất nhiều VBQPPL do nhiều chủ thể ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh thuộc lĩnh vực đó. Nhiều văn bản do nhiều chủ thể ban hành nhưng ở chúng có một điểm chung là tất cả đều phải phù hợp với Hiến pháp và các văn bản luật. Các văn bản này có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội mà nhà nước thấy cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật.

1.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam (Đọc luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật 2008) (Đọc luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật 2008) 2. Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật

Để văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành đi vào cuộc sống và phát huy vai trò tác động một cách có hiệu quả trong việc điều chỉnh các QHXH, vấn đề đặt ra là cần phải xác định rõ giới hạn tác động của nó sau khi ban hành, gọi là hiệu lực của văn bản. Thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản QPPL, tính chất và mục đích điều chỉnh của mỗi loại văn bản quyết định giới hạn và mức độ tác động (hiệu lực) của văn bản.

Hiệu lực của văn bản QPPL được hiểu là phạm vi về mặt không gian, thời gian và đối tượng mà văn bản QPPL tác động, nghĩa là các qui phạm của văn bản trở thành những điều bắt buộc phải thực hiện đối với những tổ chức và cá nhân có liên quan.

Cách xác định hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật là xác định hiệu lực theo thời gian, hiệu lực theo không gian và hiệu lực theo đối tượng áp dụng.

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)