Quan hệ pháp luật

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 58 - 62)

I. QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT

2. Quan hệ pháp luật

2.1. Khái niệm quan hệ pháp luật

Trong khoa học pháp lý, khái niệm quan hệ pháp luật là một trong những khái niệm cơ bản thuộc phạm vi nghiên cứu của khoa học lý luận chung về nhà nước và pháp luật và được xem xét một cách cụ thể hơn trong các môn khoa học pháp lý chuyên ngành.

Dù được nhìn nhận và nghiên cứu ở nhiều góc độ, các nhà luật học đều có điểm chung khi tiếp cận vấn đề này, đó là:

- Quan hệ pháp luật là một dạng quan hệ xã hội.

- Các bên tham gia quan hệ pháp luật đều có quyền và nghĩa vụ pháp lý. - Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý chủ thể trong quan hệ pháp luật được đảm bảo bằng các biện pháp Nhà nước.

Như vậy, quan hệ pháp luật (QHPL) là quan hệ giữa người với người trong đời sống xã hội, trong đó quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia được nhà nước quy định và bảo đảm thực hiện.

Nói QHPL là quan hệ xã hội được QPPL điều chỉnh là chưa đủ, bởi vì có nhiều quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh nhưng chỉ điều đó không thôi thì vẫn chưa thể phát sinh QHPL. Ví dụ trong lĩnh vực hình sự, mặc dù rất nhiều QHXH được pháp luật điều chỉnh (bảo vệ) nhưng không có hành vi phạm tội xảy ra thì quan hệ pháp luật cũng không xảy ra; hay trong lĩnh vực dân sự, quan hệ mua bán tài sản được pháp luật điều chỉnh nhưng trong thực tế không có việc mua bán giữa các bên xảy ra thì QHPL cũng không thể phát sinh. Chỉ khi trong thực tế sự việc mua bán diễn ra và các bên bị ràng buộc với nhau bởi quyền và nghĩa vụ pháp lý thì quan hệ xã hội đó mới được coi là QHPL (QHPL dân sự).

Như vậy, khi nói đến quan hệ pháp luật trước hết phải khẳng định nó là một dạng quan hệ xã hôị, nhưng đó là những quan hệ xã hội có sự hiện diện của các chủ thể gắn với quyền, nghĩa vụ pháp lý tương ứng và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Những quan hệ xã hội nào nếu không hàm chứa các thuộc tính trên dĩ nhiên không phải là QHPL.

2.2. Đặc điểm của QHPL

Như đã nêu ở trên, quan hệ pháp luật là một dạng của quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là quan hệ giữa con người với con người hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn sản xuất của cải vật chất và quan hệ nhân thân.

Quan hệ pháp luật hàm chứa những đặc điểm chung của quan hệ xã hội, như:

- QHPL được hình thành khách quan trên cơ sở nhận thức về lý trí và ý chí của con người.

- QHPL gắn liền với những điều kiện kinh tế, xã hội và được điều chỉnh theo ý chí của con người.

59

Đương nhiên không có sự đồng nhất giữa quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội mặc dù điều chỉnh pháp luật đã góp phần làm biến đổi trạng thái, môi trường vận động của quan hệ xã hội cụ thể. Thông qua sự tương tác, các quan hệ pháp luật có vai trò quan trọng trong việc tạo lập trật tự các quan hệ xã hội, hướng sự vận động của quan hệ xã hội phù hợp với yêu cầu của quá trình điều chỉnh pháp luật. Chính vì vậy mà quan hệ pháp luật có những đặc điểm riêng so với quan hệ xã hội, cụ thể là:

Thứ nhất, quan hệ pháp luật thuộc loại quan hệ tư tưởng thuộc thượng tầng

kiến trúc, vì vậy có quan hệ biện chứng với cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Quan hệ pháp luật phát sinh do sự tác động của nhà nước thông qua hệ thống các quy phạm pháp luật. Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc. Vì vậy quan hệ pháp luật không chỉ phản ánh các quy luật vận động và phát triển kinh tế, xã hội mà còn phản ánh những yếu tố được xác định bởi các quy luật vận động của thế giới vật chất.

Quan hệ xã hội rất phong phú và đa dạng nhưng chung quy lại, quan hệ xã hội gồm hai loại là quan hệ vật chất và quan hệ tư tưởng. Nếu như quá trình sản xuất của cải vật chất là cơ sở để tồn tại và phát triển của xã hội của con người thì trong quan hệ xã hội, các quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế là quan trọng nhất.

Quan hệ pháp luật có mối quan hệ biện chứng với cơ sở hạ tầng. Điều này được thể hiện ở chỗ quan hệ sản xuất qui định tính chất, nội dung của các mối quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ pháp luật.

Quan hệ pháp luật giữ một vị trí đặc biệt trong kiến trúc thượng tầng và là hình thức đặc thù của thực hiện pháp luật. Nó vừa bị qui định bởi chính hạ tầng cơ sở vừa chịu sự chi phối, ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố khác của kiến trúc thượng tầng xã hội.

Quan hệ pháp luật không thể phản ánh cao hơn điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, vì như vậy quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể tham gia quan hệ pháp luật sẽ không có tính khả thi; điều này đồng nghĩa với việc pháp luật không thể thực hiện được trong đời sống thực tế. Ngược lại nội dung quan hệ pháp luật phản ánh thấp hơn (lạc hậu hơn) so với điều kiện kinh tế xã hội thì pháp luật sẽ cản trở sự phát triển của nền kinh tế, thậm chí là triệt tiêu động lực phát triển của kinh tế xã hội.

Thứ hai, quan hệ pháp luật là quan hệ có tính ý chí. Chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đòi hỏi phải có năng lực chủ thể. Điều này tạo ra cho chủ thể khả năng nhận thức về quyền, nghĩa vụ và các điều kiện có liên quan, khả năng điều chỉnh và kiểm soát hành vi của mình. Ý chí của chủ thể xét về mặt lý luận là phạm trù chủ quan của chủ thể, vì vậy không phải bao giờ chúng ta cũng có thể nhìn nhận được một cách rõ ràng nếu nó chưa bộc lộ thông qua hành vi bên ngoài. Khẳng định quan hệ pháp luật là quan hệ có tính ý chí xuất phát từ đặc điểm nó được hình thành, tồn tại trên cơ sở nhận thức của con người. Nhận thức để thiết lập quan hệ xã hội xuất phát từ nhu cầu của đời sống thực tế, nghĩa là có đối tượng cụ thể, giải quyết những vấn đề tồn tại cụ thể.

60

Nhận thức và ý chí của chủ thể càng thể hiện rõ khi họ tham gia quan hệ pháp luật không có sự tham gia trực tiếp của nhà nước. Những loại quan hệ này chủ thể hoàn toàn độc lập, chủ động trong mọi hành vi miễn là pháp luật không cấm hoặc không trái với đạo đức xã hội để hướng tới khách thể nhằm mục đích của mình khi tham gia quan hệ pháp luật.

Trong thực tế, các quan hệ pháp luật dân sự, lao động, đất đai, hôn nhân và gia đình, ..v.v, ý chí của các chủ thể được thể hiện tương đối rõ ràng. Nhưng trong quan hệ pháp luật hình sự ý chí của chủ thể và ý chí của quan hệ pháp luật không tương đồng. Quan hệ pháp luật hình sự hình thành khi có tội phạm xảy ra tất nhiên là ý chí của kẻ phạm tội không phải (và hoàn toàn không muốn) là để tạo ra quan hệ pháp luật hình sự mà là để đạt tới mục đích nhất định từ việc phạm tội. Nhưng hành vi của kẻ phạm tội là sự kiện pháp lý, là cơ sở hình thành quan hệ pháp luật. Trong trường hợp này việc quan hệ pháp luật hình sự xảy ra phụ thuộc ý chí của nhà nước.

Cũng có một số trường hợp khác, quan hệ pháp luật được hình thành không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể tham gía quan hệ pháp luật. Chẳng hạn quan hệ pháp luật phát sinh từ việc Nhà nước huỷ hôn nhân trái pháp luật của đôi nam nữ nào đó.

Thứ ba, quan hệ pháp luật được hình thành, tồn tại và phát triển dựa trên quy phạm pháp luật.

Qui phạm pháp luật được coi là cơ sở, tiền đề pháp lý trong cơ chế điều chỉnh của pháp luật và là một trong những điều kiện để quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Là qui tắc hành vi, quy phạm pháp luật được coi là phương tiện để xác định các tình huống cụ thể của hành vi có thể xảy ra trong cuộc sống. Vì vậy nó có khả năng mô thức hoá hành vi của con người gắn liền với các tình huống cụ thể. Còn quan hệ pháp luật là hình thức mà ở đó qui phạm pháp luật được hiện thực hoá về mặt nội dung hay là hình thức thực hiện qui pham pháp luật.

Qui phạm pháp luật là phương tiện để xác định giới hạn cho phép trong xử sự của chủ thể về quyền và nghĩa vụ khi tham gia quan hệ pháp luật. Việc ban hành và đảm bảo cho các qui phạm pháp luật phát huy được giá trị trên thực tế vừa phản ánh tính quyết định của cơ sở kinh tế - xã hội vừa phản ánh sự nhận thức về quy luật phát triển của xã hội và các quy luật của thượng tầng pháp lý.

Bản thân quy phạm pháp luật không tự tạo ra quan hệ pháp luật mà cần phải có hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật của các chủ thể mới có thể làm xuất hiện quan hệ pháp luật cụ thể. Quan hệ pháp luật là hình thức thực hiện quy phạm pháp luật, do đó đặc điểm của việc thực hiện quy phạm pháp luật được xác định bởi tính chất của các loại quan hệ cần điều chỉnh. Việc thực hiện quy phạm nhằm tạo ra quan hệ pháp luật không phải là phương thức tác động duy nhất của quy phạm pháp luật. Các quy phạm có thể tác động có hiệu quả lên ý thức trở thành động cơ hoá hành vi pháp luật đồi với chủ thể. Mô hình về cách xử sự được quy định trong quy phạm có thể là sự bắt buộc phải thực hiện hoặc có thể tạo khả năng cho các bên đưa ra quyết định trong những giới hạn nhất định. Như vậy, giới hạn

61

tác động của các quy phạm pháp luật có vai trò thực tế trong việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể.

Thứ tư, quan hệ pháp luật có nội dung là quyền và nghĩa vụ pháp lý. Đây là

đặc điểm cơ bản cho phép phân biệt quan hệ pháp luật với các quan hệ xã hội khác không do pháp luật điều chỉnh. Mỗi loại quan hệ pháp luật cụ thể có cơ cấu chủ thể, nội dung khác nhau. Trong đó phạm trù quyền, nghĩa vụ pháp lý chủ thể được pháp luật qui định rõ ràng nhằm tạo thuận lợi cho chủ thể thực hiện pháp luật, tránh hiện tượng tuỳ tiện lạm dụng quyền hoặc bỏ mặc nghĩa vụ. So với các quan hệ xã hội khác, các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật có được một phương thức xử sự cụ thể hơn bởi quyền và nghĩa vụ của các bên được xác định rõ. Điều đó trước hết bắt nguồn từ đặc tính cơ bản của pháp luật là cụ thể và chính xác.

Về phương diện pháp lý của nội dung quan hệ pháp luật đòi hỏi phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, phù hợp với thực tiễn thì khả năng hiện thực hoá mới cao.

Phương diện thực tế của nội dung quan hệ pháp luật là hành vi thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của chủ thể. Có thể nói đó là phương diện "sống" của pháp luật và quan hệ pháp luật thông qua các hành vi thực hiện pháp luật một cách tích cực của chủ thể. Đây là thước đo, đánh giá sự phù hợp giữa hai phương diện (quyền và nghĩa vụ) của nội dung quan hệ pháp luật cụ thể.

Thứ năm, quan hệ pháp luật được bảo đảm bằng các biện pháp Nhà nước.

Pháp luật nếu không được bảo đảm bằng các biện pháp Nhà nước thì không khác gì với các phương tiện điều chỉnh xã hội như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo. Việc thực hiện qui phạm pháp luật dưới hình thức quan hệ pháp luật cần được bảo đảm bằng các biện pháp nhà nước mới đem lại hiệu quả. Tuy nhiên các biện pháp bảo đảm nhà nước cần tính đến sự phù hợp với các biện pháp bảo đảm xã hội khác do quan hệ pháp luật là một dạng quan hệ xã hội, hàm chứa các đặc tính của quan hệ xã hội trong sự hình thành và phát triển.

Các biện pháp bảo đảm của nhà nước đa dạng cả về hình thức, tính chất và phương diện tác động, do đó sử dụng hình thức nào cho phù hợp là hết sức cần thiết. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ pháp luật cụ thể không phải bao giờ cũng cần sử dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước. Trong đa số các trường hợp thì cơ chế tự hoà giải ý thức trách nhiệm cao của chủ thể, trạng thái, môi trường pháp chế và trật tự pháp luật, ..v.v, đã cho phép thực hiện pháp luật có hiệu qủa.

Khác với các đảm bảo xã hội khác, đảm bảo của pháp luật bằng con đường Nhà nước có tính bắt buộc, chặt chẽ, được đặt trên cơ sở chế tài pháp luật. Bảo đảm Nhà nước đối với quan hệ pháp luật sẽ làm cho trật tự pháp luật được nâng cao, hệ thống quan hệ pháp luật có thứ bậc rõ ràng, giá trị xã hội đích thực của quan hệ pháp luật được phát huy.

Đối với những hành vi vi phạm pháp luật xâm hại quyền, nghĩa vụ chủ thể hoặc lợi ích Nhà nước, ..v.v, thì chủ thể gây ra phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi (có thể là sự tước đoạt hoặc hạn chế về mặt vật chất, tinh thần) mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với họ. Gắn liền chế độ trách nhiệm pháp lý đối với việc thực hiện

62

quyền, nghĩa vụ chủ thể là biện pháp cần thiết để nâng cao tính khả thi của quan hệ pháp luật. Tuy nhiên việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước đối với các chủ thể, nhằm khôi phục trật tự pháp luật là cần thiết nhưng hết sức hạn chế, cần phải giáo dục, thuyết phục trước khi áp dụng nó. Bản chất bạo lực, trấn áp, bản chất của cưỡng chế là không tạo ra của cải vật chất cho xã hội mà trong nhiều trường hợp tạo ra sự ức chế, chống đối của đối tượng bị áp dụng.

2.3. Phân loại quan hệ pháp luật

Việc phân loại quan hệ pháp luật có ý nghĩa quan trọng khi khả năng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh của pháp luật được mở rộng và có tính phức tạp. Mục đích của việc phân loại là nhằm đánh giá thực trạng nhóm, loại quan hệ pháp luật, khả năng điều chỉnh thực tế của pháp luật theo từng lĩnh vực. Mặt khác, việc phân loại cũng phục vụ cho hoạt động hệ thống hoá pháp luật, xây dựng pháp luật được tốt hơn.

Trong điều kiện đổi mới và hội nhập hiện nay ở nước ta, quan hệ pháp luật đa dạng và biến chuyển một cách linh hoạt thì việc phân loại quan hệ pháp luật lại càng phức tạp hơn. Điều này thể hiện sự đan xen tương tác giữa các quan hệ pháp luật đã làm cho quá trình nhận diện những đặc tính riêng của mỗi loại quan hệ pháp luật là rất khó khăn. Có nhiều tiêu chí đưa ra để phân loại quan hệ pháp luật chẳng hạn như dựa vào tính chất, nội dung quan hệ pháp luật; dựa vào cách thức xuất hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý; mức độ hiện thực quyền và nghĩa vụ pháp lý...vv.

- Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của ngành luật, QHPL được chia thành nhiều loại, như: QHPL nhà nước, QHPL hành chính, QHPL dân sự, ..v.v. Đây là cách phân loại có tính phổ biến và có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động hệ thống hoá pháp luật, qua đó góp phần tích cực trong hoạt động xây dựng phát luật, nhằm

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)