CHỨC NĂNG CỦA PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 46 - 48)

Chức năng của pháp luật là những phương diện (mặt) tác động của pháp luật đến các lĩnh vực của đời sống xã hội, thể hiện bản chất, điều kiện tồn tại và giá trị xã hội của pháp luật.

Mục tiêu của pháp luật trong việc điều chỉnh hành vi là thiết lập và duy trì trật tự công cộng.

Ngoài ra, có thể nhận thấy rằng sự tồn tại của pháp luật không được chống lại đạo đức và thuần phong mỹ tục. Một cộng đồng chỉ có thể tồn tại và phát triển trên nền tảng đạo đức nhất định7

Pháp luật gồm có các chức năng cơ bản như sau:

1. Chức năng phản ánh

Chức năng phản ánh của pháp luật được thể hiện ở chỗ, về mặt chủ quan, pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị; về mặt khách quan, pháp luật phản

7

Nguyễn Mạnh Thắng, Vai trò của tập quán và nguyên tắc của việc áp dụng tập quán trong thương mại, Nhà nước và pháp luật, 9-2012, tr. 46.

47

ánh điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, phản ánh sự vận động và phát triển của các quan hệ kinh tế. Tức là những quy định của pháp luật phải phù hợp với các quy luật vận động và phát triển kinh tế, xã hội. Pháp luật không thể phản ánh cao hơn các quan hệ kinh tế và trình độ phát triển văn hoá xã hội, vì như vậy pháp luật sẽ không có tính khả thi. Ngược lại, nếu nội dung của pháp luật phản ánh thấp hơn điều kiện kinh tế, xã hội thì sẽ trở thành yếu tố kìm hãm, thậm chí là triệt tiêu động lực phát triển kinh tế xã hội. Thực tiễn đời sống pháp lý trong thời kỳ bao cấp ở nước ta chứng minh rõ điều này.

2. Chức năng điều chỉnh

Điều chỉnh các quan hệ xã hội hay đúng hơn là điều chỉnh các hành vi xử sự của các bên khi tham gia quan hệ xã hội (thông qua nhận thức của chủ thể) là một trong những chức năng cơ bản nhất của pháp luật. Các quan hệ xã hội có quy luật vận động nội tại riêng, cho nên sự điều chỉnh của pháp luật chỉ có thể được đặt ra trên cơ sở nhận thức sâu sắc những quy luật đó. Không phải mọi quan hệ xã hội đều có nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật; ngay cả khi có nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật thì nhu cầu đó cũng sẽ khác nhau ở từng quan hệ cụ thể được gắn liền với những điều kiện nhất định. Chức năng điều chỉnh của pháp luật được thể hiện ở chỗ, pháp luật ghi nhận sự tồn tại và tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ xã hội tiến bộ, có lợi cho xã hội phát triển, đồng thời pháp luật cũng hạn chế thậm chí là loại bỏ hoặc cấm đoán các quan hệ xã hội gây phương hại cho lợi ích của giai cấp thống trị, cho lợi ích của cộng đồng xã hội.

Chức năng điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật được thực hiện bằng hình thức ngăn cấm, bắt buộc, cho phép hoặc khuyến khích, gắn với việc quy định quyền và nghĩa vụ của chủ thể khi tham gia quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.

3. Chức năng giáo dục (tác động vào ý thức con người)

Chức năng giáo dục của pháp luật được thể hiện thông qua những nội dung của pháp luật tác động đến nhận thức và tâm lý con người, qua đó hình thành ý thức chấp hành pháp luật. Con người dưới sự tác động của pháp luật, từng bước hình thành và phát triển về mặt nhận thức, tư duy pháp lý, nhân s inh quan pháp lý, từ đó tạo ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật. Pháp luật phải được các cơ quan nhà nước tạo điều kiện để mọi người dân được dễ dàng tiếp cận bằng nhiều hình thức thiết thực.

Pháp luật chỉ có ý nghĩa khi mọi người nhận thức, có ý thức tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật. Sự tác động của pháp luật làm cho con người luôn hướng thiện khi thực hiện các hành vi xử sự của mình trong quan hệ xã hội. Điều này phản ánh sự văn minh và tiến bộ xã hội.

4. Chức năng bảo vệ

Pháp luật củng cố và bảo vệ lợi ích, địa vị của giai cấp thống trị. Trên cơ sở những quy định của pháp luật, các cơ quan chức năng của nhà nước sẵn sàng trừng trị sự chống đối, phản kháng của các giai cấp đối lập, các thế lực thù địch có âm mưu lật đổ sự thống trị của giai cấp cầm quyền, xoá bỏ chính quyền nhà nước.

48

Pháp luật thiết lập và bảo vệ trật tự an toàn xã hội; bảo vệ các quan hệ về nhân thân, về tài sản của con người; bảo vệ những giá trị chuẩn mực trong đời sống xã hội, những giá trị mang tính nhân văn của nhân loại. Thông qua pháp luật, mọi sự xâm phạm về những giá trị nêu trên đều bị nhà nước xử lý bằng những biện pháp thích hợp.8

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)