Hình thức thể hiện của quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 56 - 58)

I. QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT

1. Quy phạm pháp luật

1.4. Hình thức thể hiện của quy phạm pháp luật

Về lý thuyết, cấu trúc của QPPL bao gồm 03 bộ phận là giả định, quy đinh và chế tài như đã nêu trên. Tuy nhiên, thực tiễn xây dựng pháp luật do yêu cầu của kỹ thuật soạn thảo, đòi hỏi QPPL phải được trình bày một cách ngắn gọn, chặt chẽ, không trùng lặp, chồng chéo, ..v.v. Cho nên, trong các quy định của pháp luật (gọi chung là điều luật) không phải bao giờ cũng có được cách biểu đạt như vậy. Điều luật chỉ là hình thức thể hiện của QPPL và cách trình bày QPPL trong các điều luật được thể hiện rất đa dạng. Ít khi một QPPL được trình bày một cách tuần tự và đầy đủ cả 03 bộ phận.

Thông thường, QPPL được trình bày theo các dạng như sau:

(1). Các bộ phận của một QPPL có thể được trình bày trong cùng một điều, khoản của một văn bản. Ví dụ: Điều 100 - Bộ Luật Hình sự 1999, về “Tội bức tử” có nội dung: “Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai đến bảy năm ”.

(2). Các bộ phận của một QPPL có thể được trình bày tại các điều, khoản khác nhau của một văn bản. Ví dụ: Điều 222 Bộ Luật Hình sự 1999, về tội điều khiển tàu bay vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quy định: “Người nào điều khiển tàu bay vào hoặc ra khỏi Việt Nam mà vi phạm các quy định về hàng không của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 80 và Điều 81 của Bộ Luật này thì bị phạt tiền từ một trăm triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.

(3). Các bộ phận của một QPPL có thể trình bày trong các điều của các văn bản khác nhau. Ví dụ: Điều 4 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, về bảo về chế độ hôn nhân và gia đình, quy định: “Cấm ngược đãi, hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ,

chồng, con cháu, anh, chị, em và các thành viên khác trong gia đình” và Điều 151 Bộ Luật Hình sự 1999, về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình, quy định: “Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng

57

mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm”.

(4). Nhiều QPPL có thể được trình bày trong một điều của một văn bản. Ví dụ: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho s ức khoẻ của người khác (Điều 104, Bộ luật H ình s ự n ăm 1999), quy định:

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân”.

Ví dụ nêu trên gồm 02 QPPL là tội cố ý gây thương tích hoặc tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

M ặc dù cách thức biểu đạt QPPL trong các điều luật rất đa dạng nhưng chúng đều được thể hiện theo một mô hình chung là “ai… làm cái gì hoặc không

làm cái gì…thì… ”. Cách tiếp cận QPPL theo mô hình này có ý nghĩa rất quan

trọng trong việc nhận thức, thực hiện và áp dụng các QPPL một cách chính xác và đầy đủ.

58

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)