Vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 75 - 76)

III. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

1. Vi phạm pháp luật

1.1. Khái niệm vi phạm pháp luật

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận để điều chỉnh hành vi của con người trong đời sống xã hội.

Nhà nước ban hành pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội, cụ thể hơn là để điều chỉnh hành vi của con người khi tham gia quan hệ pháp luật, qua đó để thiết lập, duy trì sự ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Hành vi là cách ứng xử được thể hiện ra bên ngoài của con người trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định và được biểu đạt ra bên ngoài bằng những phương thức khác nhau (có thể hành động hoặc không hành động).

Trong những hành vi xử sự của con người có những hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp. Khái niệm hành vi hợp pháp và bất hợp pháp chúng ta đã làm rõ trong phần nội dung Quan hệ pháp luật.

Đương nhiên, hành vi hợp pháp không thể là hành vi vi phạm pháp luật. Bằng phương pháp loại từ chúng ta có thể khẳng định việc vi phạm pháp luật chỉ có thể thuộc trong số hành vi bất hợp pháp.

Vậy vi phạm pháp luật là gì?

Vi phạm pháp luật (VPPL) là hành vi trái pháp luật,có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

1.2. Dấu hiệu của vi phạm pháp luât

VPPL là một hiện tượng xã hội tồn tại một cách khách quan, chừng nào còn có nhà nước, pháp luật thì chừng đó còn tồn tại vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật có những dấu hiệu cơ bản, như sau:

Thứ nhất, tính trái pháp luật của hành vi. VPPL là hành vi trái pháp luật

xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Hành vi trái pháp luật là hành vi xử sự của con người trái với những quy định của pháp luật.

Những hành vi nào được thực hiện đúng với quy định của pháp luật đương nhiên không phải là hành vi trái pháp luật.

76

Thứ hai, tính nguy hiểm của hành vi. Tính nguy hiểm của hành vi VPPL

được thể hiện ở chỗ hành vi đó gây thiệt hại hoặc đe dọa (tiềm ẩn) gây thiệt hại cho xã hội. Nếu như hành vi trái pháp luật nhưng không nguy hiểm cho xã hội thì cũng không bị coi là vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể là hành động hoặc không hành động và được biểu hiện ra thế giới khách quan mà không phải là suy nghĩ của họ. Không có hành vi của con người được biểu lộ ra thế giới khách quan thì không thể có VPPL, vì pháp luật không điều chỉnh suy nghĩ, tư duy của con người mà điều chỉnh những hành vi cụ thể, thực tế của con người. Nếu hành vi đó thực sự nguy hiểm cho xã hội nhưng không trái pháp luật thì không bị coi là VPPL. Chẳng hạn như hành vi săn bắt cướp của cảnh sát hình sự có thể đi vào đường ngược chiều, sử dụng súng để ngăn chặn tội phạm, ..v.v là rất nguy hiểm cho xã hội nhưng hành vi đó không trái với pháp luật.

Thứ ba, tính có lỗi của hành vi. VPPL phải là hành vi có lỗi của chủ thể thực

hiện. Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi, để xác định VPPL cần phải xem xét cả mặt chủ quan của hành vi. Nghĩa là phải xác định trạng thái tâm lý của chủ thể khi thực hiện hành vi trái pháp luật. Hay nói cách khác, lỗi thể hiện ở thái độ của chủ thể trong việc nhận thức và điều khiển hành vi trong quá trình thực hiện hành vi trái pháp luật của mình. Khi con người không nhận thức và điều khiển được hành vi của mình thì không bị coi là VPPL.

Thứ tư, tính chịu trách nhiệm của hành vi. VPPL là hành vi trái pháp luật,

gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội phải bị xã hội lên án và bị nhà nước xử lý bằng những biện pháp cưỡng chế. Tùy theo từng lĩnh vực, tính chất và mức độ nguy hại cho xã hội mà nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác nhau. Đối với hành vi là tội phạm thì nhà nước áp dụng những biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất.

1.3. Cấu thành vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là một hiện tượng xã hội. Dù không ai mong muốn nhưng hiện tượng xã hội này vẫn phát sinh và tồn tại cùng với sự tồn tại của nhà nước và pháp luật.

M ột hành vi bị coi là VPPL phải hội đủ các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật. Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng của một vi phạm pháp luật cụ thể. Qua đó, xác định hành vi đó vi phạm cái gì, trong hoàn cảnh và điều kiện nào, ý thức của chủ thể thực hiện, tính chất, mức độ nguy hại của hành vi, ..v.v; trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp.

Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật, bao gồm: Mặt khách quan, khách thể, mặt chủ quan và chủ thể của VPPL.

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)