Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 81 - 82)

III. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

b) Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý

82

- Trách nhiệm pháp lý chỉ phát sinh khi có VPPL. Không có VPPL không phát sinh TNPL. Cơ sở để truy cứu loại trách nhiệm này là VPPL, nghĩa là trong thực tế xảy ra VPPL.

- Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với những biện pháp cưỡng chế của nhà nước được quy định trong phần chế tài các quy phạm pháp luật đối với chủ thể VPPL. Bản thân TNPL không phải là sự cưỡng chế mà chỉ là nghĩa vụ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định. Chủ thể VPPL buộc phải thực hiện những biện pháp cưỡng chế được quy định ở bộ phận chế tài của QPPL. Tuy nhiên, trong thực tế có một số biện pháp cưỡng chế được nhà nước áp dụng không liên quan đến việc VPPL. Chẳng hạn, nhà nước có thể trưng dụng hoặc trưng mua một số tài sản của tổ chức, cá nhân trong những trường hợp cần thiết vì công ích (hỗ đê, phòng chống dịch bệnh, thực hiện các dự án quan trọng).

- Chỉ có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mới có quyền truy cứu trách nhiệm pháp lý. Việc truy cứu TNPL được tiến hành theo trình tự, thủ tục được pháp luật quy định chặt chẽ. Thực chất đây là một quá trình hoạt động phức tạp và khó khăn của các cơ quan nhà nước, các nhà chức trách có thẩm quyền trong việc phân tích sự việc, đánh giá tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi, nhân thân của chủ thể thực hiện hành vi, lựa chọn văn bản, quy phạm, ..v.v để xem xét và quyết định áp dụng TNPL cho phù hợp. Các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền được áp dụng trách nhiệm pháp lý, gồm cơ quan toà án nhân dân các cấp; thủ trưởng cơ quan, đơn vị; người sử dụng lao động; cơ quan Trọng tài kinh tế; người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, như thẩm phán chủ tọa phiên tòa, thủ trưởng các cơ quan điều tra, chiến sĩ cảnh sát giao thông, Chánh thanh tra, thanh tra viên các cấp; chủ tịch UBND các cấp, ..v.v.

- Trách nhiệm pháp lý được nhà nước bảo đảm thực hiện. Điều này được thể hiện ở chỗ nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi để chủ thể vi phạm thực hiện trách nhiệm pháp lý của mình bằng cách khuyến khích tính tự giác, tính phục thiện và sẵn sàng sử dụng các cơ quan chức năng khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)