Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 76 - 77)

III. VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

a) Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

M ặt khách quan của VPPL là những dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan của VPPL, gồm các yếu tố: Hành vi trái pháp luật, hậu quả pháp lý, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả pháp lý; thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ VPPL.

77

Trước hết, VPPL phải là hành vi trái pháp luật, hành vi đó có thể hành động hoặc không hành động và được thực hiện không theo đúng quy định của pháp luật. Hành vi đó phải được bộc lộ tra ngoài thế giới khách quan chứ không tồn tại ở dạng tư duy, ý tưởng của con người; nếu chỉ là suy nghĩ không thôi thì không bị coi là VPPL. Thông thường, hành vi trái pháp luật được thể hiện dưới các dạng, như sau:

- Chủ thể thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm.

- Chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện.

- Chủ thể thực hiện những hành vi vượt quá giới hạn pháp luật cho phép. Tính trái pháp luật là dấu hiệu không thể thiếu được của hành vi bị coi là VPPL.

Tuy nhiên, nếu chỉ trái pháp luật không thôi thì chưa thể coi là VPPL mà hành vi đó phải gây hậu quả hoặc đe dọa gây hậu quả cho xã hội. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để xác định hành vi VPPL; hành vi nào không gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội không bị coi là VPPL. Chẳng hạn, người tham gia giao thông trên đường bật đèn xi nhan xin đường nhưng không rẽ về hướng báo xin đường. Hành vi này rõ ràng là trái với quy định về trật tự an toàn giao thông đường bộ nhưng không nguy hiểm cho xã hội, tức là không gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội.

Hành vi đó phải gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác hoặc cho nhà nước chứ không phải là cho chính mình. Thiệt hại là những tổn thất về tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín mà xã hội phải gánh chịu. Những tổn thất này phải có ý nghĩa về mặt pháp lý, tức là bằng quy định của pháp luật có thể xác định được về mặt tích chất, mức độ. Không có thiệt hại xảy ra cho xã hội thì không bị coi là VPPL.

Hành vi trái pháp luật và thiệt hại cho xã hội phải nằm trong mối quan hệ nhân quả. Mối quan hệ nhân quả là mối quan hệ nội tại, tất yếu giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả xảy ra. Trong mối quan hệ này, hành vi là cái có trước, hậu quả là cái có sau, là kết quả của hành vi; hành vi này gây ra hậu quả này chứ không thể là hành vi khác. Nếu không xác định được mối quan hệ nhân quả của hành vi trái pháp luật với thiệt hại xảy ra sẽ gây dẫn đến tình trạng truy cứu trách nhiệm pháp lý oan sai.

Ngoài ra, mặt khách quan của VPPL còn có các yếu tố khác, như: Địa điểm, thời gian, công cụ, phương tiện VPPL.

- Địa điểm VPPL là nơi xảy ra hành vi VPPL; - Thời gian VPPL là thời điểm xảy ra VPPL;

- Công cụ, phương tiện VPPL là những vật dụng, máy móc, thiết bị được sử dụng để thực hiện hành vi VPPL.

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 76 - 77)