Phương pháp điều chỉnh

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 95 - 96)

II. HỆ THỐNG CÁC NGÀNH LUẬT VIỆT NAM

b) Phương pháp điều chỉnh

Xuất phát từ tính chất khác nhau của các quan hệ xã hội thuộc từng lĩnh vực khác nhau của đời s ống xã hội mà cách thức tác động của nhà nước đến cách xử sự

96

của con người khi tham gia các quan hệ xã hội cũng có sự khác nhau. Hay nói cách khác, mỗi loại QHXH khác nhau thì nhà nước sử dụng biện pháp để tác động đến chủ thể của quan hệ pháp luật khác nhau. Những biện pháp, cách thức tác động đó gọi là phương pháp điều chỉnh.

Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là những biện pháp, cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động đến cách xử sự của con người khi tham gia QHXH thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó.

Phương pháp điều chỉnh của từng ngành luật không đơn thuần xuất phát từ ý chí chủ quan của nhà nước mà còn xuất phát từ tính khách quan của từng loại quan hệ xã hội. Nhà nước không thể đặt một cách duy ý chí các biện pháp tác động của mình đến cách xử sự của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật. Chẳng hạn như, nhà nước không thể đưa ra biện pháp có tính mệnh lệnh để tác động đến cách xử sự của các bên khi tham gia quan hệ mua bán trong lĩnh vực dân sự, quan hệ kết hôn trong lĩnh vực hôn nhân hay quan hệ lao động trong lĩnh vực lao động, ..v.v; ngược lại không thể sử dụng phương pháp tự nguyện để tác động đến các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hình sự và hành chính. Điều này có nghĩa là mỗi một ngành luật khác nhau thì có phương pháp điều chỉnh khác nhau.

Như vậy, đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh là những yếu tố cơ bản để phân định các ngành luật. Hay nói cách khác, sự khác nhau giữa ngành luật này so với ngành luật khác trong hệ thống pháp luật là ở chỗ chúng có đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh khác nhau. Ngoài ra khi phân định các ngành luật người ta còn sử dụng các yếu tố khác, như chủ thể, mục đích của QHPL và nguồn của ngành luật.

Ví dụ như quan hệ mua bán trong quan hệ hợp đồng dân sự và quan hệ hợp đồng kinh tế nếu chỉ căn cứ vào hai yếu tố cơ bản nêu trên để phân định sẽ gặp những khó khăn, vì các quan hệ này về cơ bản có cùng tính chất. Trong trường hợp này, cần phải căn cứ vào các yếu tố khác như chủ thể và mục đích của quan hệ pháp luật. Nếu như chủ thể của hợp đồng dân sự là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào miễn là họ có năng lực hành vi dân sự, trong đó cá nhân là chủ thể chủ yếu và mục đích của hợp đồng dân sự là nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của các bên tham gia, thì chủ thể của hợp đồng kinh tế chỉ bao gồm các pháp nhân với nhau; các hộ kinh doanh cá thể, các hộ sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiêp, các nghệ nhân, các nhà khoa học chỉ có thể là chủ thể khi họ tham gia ký kết hợp đồng kinh tế với pháp nhân và mục đích của hợp đồng kinh tế là nhằm kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)