Hành vi pháp lý

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 67 - 69)

I. QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT

b) Hành vi pháp lý

68

Hành vi pháp lý là hành vi xử sự con người xảy ra (hành động hoặc không hành động) mà pháp luật gắn với việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt QHPL.

Hoạt động của con người trong đời sống cũng như trong lao động sản xuất, phải thực hiện rất nhiều hành vi. Tuy nhiên, không phải mọi hành vi của họ đều là hành vi pháp lý. Chỉ những hành vi nào được pháp luật điều chỉnh, tức là có sự tác động của pháp luật thì mới là hành vi pháp lý. Hành vi đó phải được bộc lộ ra thế giới bên ngoài, có thể hành động hoặc không hành động. Nếu hành vi đó chưa bộc lộ ra bên ngoài thế giới khách quan mà chỉ là suy nghĩ, ý tưởng thì không được coi là hành vi pháp lý.

Thông thường chủ thể của hành vi pháp lý là con người hoặc tổ chức của con người có ý chí và lý trí, tức là họ nhận thức và điều khiển được hành vi của mình trong những hoàn cảnh và điều kiện nhất định. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp hành vi của người không có năng nhận thức và điều khiển hành vi cũng làm phát sinh quan hệ pháp luật. Ví dụ hành vi của vị thành niên hoặc của người tâm thần châm lửa đốt nhà người khác gây cháy nhà làm phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa người đại diện, người giám hộ hoặc người quản lý với người bị thiệt hại.

Hành vi pháp lý được thực hiện trong những hoàn cảnh và điều kiện nhất định; thông thường trong hoàn cảnh đó, con người có sự tự do ý chí, tự do suy xét và lựa chọn cánh xử sự của mình. Phần lớn là họ lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật và có ích cho xã hội, những hành vi như thế gọi là hành vi hợp pháp.

Hành vi hợp pháp là hành vi xử sự của con người có ích cho xã hội và phù hợp với yêu cầu của pháp luật. Ví dụ hành vi sử dụng đất đúng mục đích, thực hiện đúng những điều đã cam kết trong hợp đồng, nộp thuế đầy đủ cho nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông khi tham gia giao thông, ..v.v.

Hành vi hợp pháp luôn được nhà nước khuyến khích, xã hội đồng tình và ủng hộ. Tuy nhiên, do những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan, trong một số trường hợp nhất định vẫn có những chủ thể lựa chọn và thực hiện những hành vi không phù hợp với quy định của pháp luật, gây hậu quả cho xã hội. Những hành vi đó gọi là hành vi bất hợp pháp.

Hành vi bất hợp pháp là hành vi xử sự của con người không đúng với yêu cầu của pháp luật. Đương nhiên, nhà nước và xã hội không đồng ý với cách xử sự này và bày tỏ thái độ với những hành vi này; về phía nhà nước tỏ thái độ bằng cách đưa ra những biện pháp cưỡng chế để áp dụng, về phái xã hội bày tỏ thái độ phản đối bằng cách lên án hoặc bài trừ.

Ví dụ hành vi không giao hành đúng hợp đồng, trốn tránh đăng ký nghĩa vụ quân sự, trốn thuế, sản xuất và kinh doanh hàng giả, ..v.v.

Hành vi pháp lý dù hợp pháp hay bất hợp pháp chỉ được coi là sự kiện pháp lý khi pháp luật gắn việc xuất hiện hành vi đó với sự phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. Ví dụ hành vi lập thủ tục đăng ký kết hôn của đôi bên nam, nữ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hành vi đi vào đường ngược chiều khi

69

tham gia giao thông; hành vi không giao hàng đúng thời gian, địa điểm, số lượng, quy cách, phẩm chất theo hợp đồng đã ký kết, ..v.v.

Tóm lại, quan hệ pháp luật là một dạng quan hệ xã hội. Đó là quan hệ giữa các bên (con người hay tổ chức của con người) trong những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) đã được quy phạm pháp luật xác định trước, làm phát sinh quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia. Quan hệ pháp luật không mặc nhiên sinh ra mà việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật bao giờ cũng gắn liền với quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý.

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)