Tuân thủ pháp luật

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 69 - 70)

II. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

a) Tuân thủ pháp luật

Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm.

Xét về mặt tính chất của hành vi thì tuân thủ pháp luật là những hành vi của chủ thể pháp luật được thực hiện một cách thụ động. Khi pháp luật có quy định

70

cấm thực hiện thì chủ thể pháp luật phải nhận thức rõ điều đó để có sự kiềm chế mình không thực hiện các hành vi mà pháp luật cấm. Trong thực tế đời sống, các hành vi bị pháp luật cấm không nhiều so với các hành vi mà pháp luật không cấm hoặc pháp luật cho phép chủ thể thực hiện. Những hành vi bị cấm thường là những hành vi không có lợi hoặc gây nguy hại cho xã hội. Thông thường những hành vi bị cấm được các nhà làm luật liệt kê rõ trong văn bản pháp luật nhưng cũng có trường hợp những hành vi bị cấm được coi là mặc nhiên, nghĩa là chủ thể pháp luật phải nhận thức được điều này. Chẳng hạn như tính mạng, sức khỏe con người là bất khả xâm phạm cho nên pháp luật hình sự coi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người là tội phạm (tội giết người, cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác). Điều này, đòi hỏi mọi người phải tự nhận thức để không thực hiện những hành vi nguy hiểm nêu trên.

Hành vi tuân thủ pháp luật rất phong phú và đa dạng, như người tham gia giao thông không đi vào đường ngược chiều; tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh không được sản xuất, kinh doanh hàng giả; không sản xuất, vận chuyển, mua bán và đốt pháo nổ, ..v.v.

Nói cách khác, tuân thủ pháp luật là chủ thể pháp luật không làm những gì pháp luật cấm. Hành vi ở đây có tính chất thụ động và bắt buộc. Trong trường hợp này chủ thể không phải thực hiện một hành vi cụ thể nào cả để thực hiện các qui phạm pháp luật ngăn cấm.

Hình thức tuân thủ pháp luật có ở tất cả các chủ thể pháp luật (cá nhân, cơ quan NN, tổ chức, các nhà chức trách, ..v.v.).

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)