Hệ thống chính trị Việt Nam

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 40 - 41)

II. NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

a) Hệ thống chính trị Việt Nam

Hệ thống chính trị (HTCT) Việt Nam là một cấu trúc xã hội, gồm tổ chức Đảng, nhà nước, các đoàn thể quần chúng được tổ chức và hoạt động dưới sự lãnh

41

đạo của Đảng cộng sản Việt Nam vì mục đích xây dựng thành công một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Cơ chế vận hành của Hệ thống chính trị Việt Nam là Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ.

Hệ thống chính trị Việt Nam có các đặc trưng, như sau:

- Tính dân tộc rất rõ rệt, vì HTCT Việt Nam thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ cũng như trong công cuộc xây dựng XHCN. Hệ thống Chính trị luôn phát huy sức mạnh của truyền thống dân tộc yêu nước và luôn đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội.

- Tính nhân dân sâu sắc, vì HTCT do nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp tổ chức ra nhằm đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; HTCT luôn thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Tính nhất nguyên chính trị, vì HTCT nước ta không có sự tồn tại của các Đảng phái chính trị với tư cách là Đảng cầm quyền mà chỉ có duy nhất là Đảng Cộng sản là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo nhà nước. Ngay từ khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và hiện nay Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục lãnh đạo xã hội, lãnh đạo nhà nước mà tuyệt nhiên không có Đảng đối lập.

- Tính định hướng xã hội chủ nghĩa, vì xây thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản ở nước ta là mục tiêu, lý tưởng của Hệ thống Chính trị. M ọi hoạt động của cả Hệ thống chính trị đều vì mục tiêu nêu trên.

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)