I. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
a) Hiệu lực theo thời gian
Đối với văn bản của các cơ quan nhà nước Trung ương:
- Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước ký lệnh công bố trừ trường hợp văn bản đó có qui định khác. Các văn bản này được Chủ tịch nước ký Lệnh công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày thông qua (Pháp lệnh của UBTVQH, việc công bố sẽ không theo thời hạn trên nếu Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét lại).
- Văn bản QPPL của Chủ tịch nước có hiệu lực kể từ ngày đăng Công báo, trừ trường hợp chính văn bản đó có quy đinh khác.
- Văn bản QPPL của các cơ quan nhà nước khác ở TW có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng công báo hoặc muộn hơn nếu có quy đinh khác. Các Văn bản này phải được đăng công báo chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày được công bố
90
hoặc ký ban hành. Các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp thì văn bản đó có thể quy định ngày có hiệu lực sớm hơn.
Việc quy định hiệu lực văn bản về mặt thời gian gắn với việc đăng Công báo có những mặt tích cực nhất định, như phổ biến một cách rộng rãi và nhanh chóng thông tin văn bản đến với đông đảo công chúng, qua đó phần đưa pháp luật vào thực tế đời sống. Tuy nhiên, vấn đề này cũng hàm chứa những điều bất cập, bởi công báo chỉ đơn thuần là phương tiện đăng tải thông tin văn bản và đương nhiên công báo không phải là loại hình văn bản pháp luât. Việc sử dụng một phương tiện đăng tải thông tin để ấn định thời điểm có hiệu lực của văn bản QPPL là điều bất ổn; hơn nữa, trong thực tế khi tiếp cận với văn bản, nhiều trường hợp vẫn không xác định được văn bản có hiệu lực từ thời điểm nào, khi đó buộc phải có công báo để đối chiếu, ..v.v.
Khắc phục tình trạng trên, Điều 78 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 03/6/2008.), quy định thời điểm có hiệu lực và việc đăng
Công báo văn bản quy phạm pháp luật, như sau:
“1. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, k ể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là Công báo) chậm nhất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành.
2. Văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo; văn bản quy phạm pháp luật không đăng Công báo thì không có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp văn bản có nội dung thuộc bí mật nhà nước và các trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn chậm nhất là hai ngày làm việc, k ể từ ngày công bố hoặc ký ban hành, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải gửi văn bản đến cơ quan Công báo để đăng Công báo.
Cơ quan Công báo có trách nhiệm đăng toàn văn văn bản quy phạm pháp luật trên Công báo chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được văn bản.
Văn bản quy phạm pháp luật đăng trên Công báo là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc”.
Đối với văn bản QPPL của HĐND và UBND, theo quy định tại Điều 51, Luật Ban hành văn bản QPPL của HĐND và UBND thì thời điểm có hiệu lực về mặt thời gian của các văn bản QPPL quy định cụ thể, như sau:
91
- Văn bản của HĐND và UBND cấp tỉnh có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, trừ trường hợp văn bản có quy định khác.
- Văn bản của HĐND và UBND cấp huyện có hiệu lực sau 7 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, trừ trường hợp văn bản có quy định khác.
- Văn bản của HĐND và UBND cấp xã có hiệu lực sau 5 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, trừ trường hợp văn bản có quy định khác.