LUẬT NHÀ NƯỚC (LUẬT HIẾN PHÁP)

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 101 - 103)

1. Khái niệm ngành luật Nhà nước

Luật Nhà nước là một ngành luật độc lập trong hệ thống PLVN, bao gồm tổng thể các QPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, để điều chỉnh các QHXH phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực của nhân dân.

a)Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Nhà nước là các QHXH được các QPPL thuộc ngành luật Nhà nước điều chỉnh.

Đối tượng điều chỉnh của luật Nhà nước, bao gồm ba nhóm QHXH sau: - QHXH về chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, an ninh, quốc phòng, đối nội, đối ngoại của nhà nước;

- QHXH về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; - QHXH về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

102

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Nhà nước là những biện pháp, cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động đến cách xử sự của các bên khi tham gia QHXH thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật Nhà nước.

Ngành luật Nhà nước sử dụng tổng hợp các phương pháp điều chỉnh khác nhau tuỳ thuộc vào từng nhóm QHXH nhất định, nhưng phương pháp cơ bản là quyền lực phục tùng.

Quyền lực phục tùng là bằng quyền lực của nhân dân trao, nhà nước quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước; quyền và nghĩa vụ của các các tổ chức và công dân bắt buộc các chủ thể này thực hiện.

c) Nguồn của ngành luật Nhà nước

Nguồn của ngành luật Nhà nước là những văn bản chứa đựng các QPPL của ngành luật Nhà nước.

Nguồn của ngành luật Nhà nước, bao gồm: Hiến pháp, các văn bản luật về tổ chức BMNN và các văn bản khác, trong đó Hiến pháp là nguồn cơ bản. Hiến pháp có trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đó là lý do mà ngành luật này còn được gọi là Luật Hiến pháp.

2. Hiến pháp - Đạo Luật cơ bản của nhà nước

Lịch sử xã hội loài người cũng như lịch sử nhà nước đã xuất hiện từ rất sớm nhưng lịch sử lập hiến (thành văn) của nhân loại thì mới xuất hiện cách đây trên 200 năm. Văn bản Hiến pháp đầu tiên của nhân loại là Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa kỳ (năm 1787), tiếp đến là các bản Hiến pháp của Cộng hoà Ba Lan, Cộng hoà Pháp (năm 1791), Hiến pháp của Hà Lan (năm 1814), ..v.v.

Bản Hiến pháp đầu tiên của nhà nước XHCN là bản Hiến pháp Cộng hoà Liên bang Nga (năm 1918), Hiến pháp của Cộng hoà Liên bang Xô Viết (năm 1924, 1936). Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hệ thống các nước XHCN ra đời và đã ban hành hàng loạt bản hiến pháp của mình, như: Bungari (1947), Rumani, Triều Tiên, Tiệp Khắc (1948), Hunggari (1949), Ba Lan (1952), Trung Quốc (1954).

Việc các nhà nước ban hành hiến pháp đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc về nền dân chủ của nhân loại, bởi vì:

- Hiến pháp chỉ có thể xuất hiện ở những nhà nước tiến bộ, với nền dân chủ phát triển;

- Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, là đạo luật gốc của nhà nước ghi nhận các quyền cơ bản của con người (nhân quyền); các quyền và nghĩa cơ bản của công dân.

- Hiến pháp là văn kiện chính trị pháp lý của Đảng cầm quyền, phản ánh rõ nhất bản chất của nhà nước, của chế độ xã hội.

Đối với Việt Nam, chỉ sau một năm kể từ ngày tuyên bố độc lập, nhà nước ta đã ban hành bản Hiến pháp (1946). Đây bản hiến pháp của nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên trên bán đảo Đông Dương.

103

Đến nay, nhà nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp: - Hiến pháp 1946.

- Hiến pháp 1959. - Hiến pháp 1980.

- Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001 theo Nghị quyết số 51/2001/NQ-QH10, ngày 25/12/2001).

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)