Sự kiện pháp lý

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 66 - 67)

I. QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT

3. Sự kiện pháp lý

3.1. Khái niệm sự kiện pháp lý

Nhà nước ban hành pháp luật (quy phạm pháp luật) là để điều chỉnh các quan hệ xã hội khi nhà nước thấy cần thiết phải tác động. Tuy nhiên, quy phạm pháp luật tự bản thân nó không làm phát sinh QHPL, vì QPPL chỉ là tiền đề, là cơ sở mà các nhà làm luật trù liệu trước để tác động khi trong thực tế đời sống xã hội xảy ra những sự việc, những tình huống nhất định. Những sự việc, những tình huống mà QPPL gắn sự hiện diện của chúng trong những hoàn cảnh và điều kiện

67

nhất định với việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt QHPL được gọi là sự kiện pháp lý (SKPL).

SKPL là những tình huống (sự việc, vụ việc) xảy ra trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định của đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật gắn với việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt QHPL.

Trong thực tế đời sống xã hội diễn ra vô vàn sự kiện những không phải tất thảy mọi sự kiện đó đều là SKPL. Một sự kiện diễn ra trong đời sống thực tế chỉ được coi là sự kiện pháp lý khi hội đủ các điều kiện, như:

- Sự kiện đó đã được pháp luật quy định trước;

- Khi sự kiện đó xảy ra làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt QHPL.

Ví dụ sự kiện ông A đến nhà ông B để hỏi thăm sức khỏe gia đình ông B không được coi là sự kiện pháp lý. Cũng sự kiện nêu trên nhưng ông A đến nhà ông B không phải là để hỏi thăm sức khỏe gia đình ông B mà vay tiền để làm nhà, sự kiện này được coi là SKPL.

3.2. Phân loại sự kiện pháp lý

Phân loại SKPL có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nhận thức cũng như việc xây dựng và áp dụng pháp luật. Việc phân loại SKPL được thực hiện dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, tương ứng với từng tiêu chí có cách phân loại khác nhau. * Căn cứ vào tính chất của sự kiện mà SKPL được phân thành hai loại là SKPL phức tạp (kéo theo nhiều hậu quả pháp lý) và SKPL giản đơn.

* Căn cứ vào hậu quả pháp lý của sự việc mà SKPL được phân chia thành ba loại là SKPL làm phát sinh QHPL, SKPL làm thay đổi QHPL và SKPL làm chấm dứt QHPL.

* Căn cứ vào dấu hiệu ý chí (cách phân loại phổ biến), SKPL được phân làm hai loại là sự biến pháp lý và hành vi pháp lý.

a) Sự biến

Sự biến là những sự việc, hiện tượng xảy ra trong đời sống thực tế mà pháp luật gắn với việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

Khoa học pháp lý phân chia sự biến pháp lý thành 02 loại: Sự biến pháp lý tuyệt đối và sự biến pháp lý tương đối.

Sự biến tuyệt đối là kết quả của một hiện tượng tự nhiên xảy ra trong thực tế đời sống làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt QHPL mà nguyên nhân xảy ra sự kiện không phụ thuộc vào ý chí của con người. Ví dụ động đất, sóng thần, ..v.v, gây chết người.

Sự biến tương đối là kết quả của một sự việc hoặc hành vi xảy ra trong thực tế đời sống làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt QHPL mà nguyên nhân xảy ra sự kiện không hoàn toàn do yếu tố tự nhiên mà có liên quan đến con người. Ví dụ như do đắp bờ đê yếu nên khi triều cường dâng cao làm vỡ đê, gây thiệt hại cho người dân; mùa khô do vô ý ném mẩu tàn thuốc lá vào rừng làm cháy cả cánh rừng, ..v.v.

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 66 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)