Việc tham gia quan hệ quốc tế giữa các quốc gia đượcthực hiện trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế hiện đại Các nguyên tắc

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 99 - 100)

II. HỆ THỐNG CÁC NGÀNH LUẬT VIỆT NAM

Việc tham gia quan hệ quốc tế giữa các quốc gia đượcthực hiện trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế hiện đại Các nguyên tắc

cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế hiện đại. Các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại là những nguyên tắc pháp lý bao trùm nhất, quan trọng nhất được thừa nhận rộng rãi trong quan hệ quốc tế, tạo cơ sở, nền tảngđể các quốc gia tham gia quan hệ phấp luật quốc tế.

Các nguyên tắc hiện đại của luật quốc tế, bao gồm: (1) Tôn trọng chủ quyền

quốc gia; (2) Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia; (3) Không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác; (4) Quyền dân tộc tự quyết; (5) Cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. (6) Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; (7) Tôn trọng các cam kết quốc tế; (8) Các

quốc gia có nghĩa vụ hợp tác quốc tế; (9) Tôn trọng các quyền cơ bản của con người.

Nguồn của luật quốc tế, bao gồm hai loại nguồn cơ bản là điều ước quốc tế và tập quán quốc tế:

- Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế biểu hiện rõ ràng sự thỏa

thuận ý chí của các chủ thể của luật quốc tế trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm làm ổn định, thay đổi hoặc chấm dứt những quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong các lĩnh vực quan hệ quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại.

- Tập quán quốc tế là quy tắc xử sự chung, hình thành trong thực tiễn quốc

tế, được chủ thể của luật quốc tế thừa nhận rộng rãi, được sử dụng lâu đời và là quy phạm có tính chất bắt buộc. Có nghĩa là phải được nhiều quốc gia thừa nhận và áp dụng.

Ngày nay, đa số các tập quán quốc tế đã được chuyển hóa vào điều ước quốc tế. Song tập quán quốc tế vẫn đóng vai trò quan trọng trong quan hệ quốc tế, vì còn có những tập quán chưa được chuyển hóa hoặc có những nước tuy không

100

tham gia kí kết hay phê chuẩn điều ước quốc tế nào đó nhưng vẫn thừa nhận và áp dụng coi như tập quán quốc tế.

Ngoài hai loại nguồn cơ bản trên, các phán quyết của Tòa án quốc tế, luật trong nước và phán quyết của các luật gia nổi tiếng trên thế giới được coi là nguồn hỗ trợ của luật quốc tế.

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)