Khái niệm ngành luật Dân sự

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 107 - 108)

III. LUẬT DÂN SỰ

1. Khái niệm ngành luật Dân sự

Luật Dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các QPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, để điều chỉnh các QHXH phát sinh trong đời sống và giao lưu dân sự giữa các bên nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của mình.

a) Đối tượng điều chỉnh

Đối tượng điều chỉnh của ngành luật Dân sự là các quan hệ xã hội phát sịnh trong lĩnh vực dân sự, bao gồm 02 nhóm: Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản.

Quan hệ tài sản, bao gồm: - Quan hệ sở hữu

- Quan hệ hợp đồng dân sự.

- Quan hệ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐ. - Quan hệ thừa kế.

- Quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất.

- ..v.v.

Quan hệ nhân thân là hệ giữa người với người thông qua một giá trị về mặt tinh thần.

Quan hệ nhân thân, bao gồm:

108 - Quan hệ nhân thân gắn với tài sản.

b) Phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Dân sự là những biện pháp, cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động đến cách xử sự của các bên khi tham gia QHXH thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật Dân sự.

Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Dân sự, bao gồm: - Phương pháp tự nguyện;

- Phương pháp bình đẳng; - Phương pháp thoả thuận;

- Phương pháp tự chịu trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)