1. Nguồn gốc của pháp luật
Nhà nước cũng như pháp luật đều là những hiện tượng xuất hiện trong xã hội có giai cấp. Những nguyên nhân làm cho nhà nước ra đời cũng là nguyên nhân làm cho pháp luật xuất hiện; vì pháp luật luôn gắn liền với nhà nước và là công cụ không thể thiếu được để giai cấp thống trị xã hội thông qua nhà nước thiết lập và duy trì trật tự xã hội có lợi cho giai cấp mình.
Trong xã hội công xã nguyên thuỷ chưa có nhà nước vì vậy chưa có pháp luật. Việc điều chỉnh các quan hệ giữa con người với con người trong xã hội công xã nguyên thuỷ được thực hiện thông qua các quy phạm xã hội. Đó là những quy tắc xử sự chung tồn tại dưới dạng phong tục, tập quán, đạo đức được hình thành từ thực tiễn đời sống sản xuất, sinh hoạt của cộng đồng.
Xã hội công xã nguyên thủy được tổ chức bởi cac thị tộc, bộ lạc và liên minh các bộ lạc. M ọi thành viên trong xã hội công xã nguyên thuỷ bình đẳng với nhau trong sản xuất cũng như trong việc phân phối thành quả lao động. Quyền lực trong xã hội công xã nguyên thủy gắn liền với quyền lực của cộng đồng. Mọi quy tắc xử sự trong xã hội công xã nguyên thủy được thực hiện chủ yếu bởi sức mạnh, uy tín của những người đứng đầu thị tộc, như tù trưởng, bô lão, thủ lĩnh quân sự.
Khi nhà nước xuất hiện, thông qua nhà nước, giai cấp thống trị hợp thức hoá các phong tục, tập quán có lợi cho địa vị thống trị hoặc không trái với lợi ích của giai cấp thống trị thành các quy tắc xử sử mang tính bắt buộc thực hiện đối với mọi thành viên trong xã hội. Một số các quan hệ xã hội mới phát sinh cần phải điều chỉnh thì giai cấp thống trị đặt ra các quy tắc xử sự, nhằm áp đặt ý chí của giai cấp thống trị của mình lên toàn xã hội. Mục đích là duy trì, củng cố và bảo vệ địa vị, lợi ích của giai cấp thống.
Khác với các quy phạm xã hội được hình thành trong xã hội, những quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận có tính bắt buộc chung với mọi thành viên trong xã hội và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung đó gọi là pháp luật.
Chừng nào nhà nước còn tồn tại thì pháp luật vẫn còn hiện diện, chỉ khi các điều kiện khách quan để nhà nước tồn tại mất đi (tức là không còn chế độ tư hữu về TLSX, xã hội không có giai cấp, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp) thì nhà nước tiêu vong và khi đó pháp luật cũng tự tiêu vong. Theo quan điểm của chủ nghĩa M ác-Lênin thì đó là khi xã hội loài người tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
Như vậy, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ
44
lợi ích của giai cấp thống trị. Pháp luật là công cụ để nhà nước điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập, duy trì trật tự và ổn định xã hội.
2. Các thuộc tính của pháp luật
Thuộc tính là tính chất vốn có, gắn liền của sự vật, hiện tượng, nhờ đó sự vật, hiện tượng tồn tại và qua đó có thể phân biệt với sự vật, hiện tượng khác. Pháp luật có các thuộc tính, như tính quy phạm phổ biến, tính cưỡng bức, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức, tính bảo đảm thực hiện.
a) Tính quy phạm phổ biến
Quy phạm, theo tiếng Latinh có nghĩa là thước đo (rule); theo nghĩa Hán Việt, “quy” có nghĩa là thước, “phạm” có nghĩa là khuôn; quy phạm có nghĩa là khuôn thước. Trong thực tế đời sống tồn tại nhiều loại quan hệ xã hội khác nhau, tương ứng với mỗi loại quan hệ xã hội đó một loại quy phạm xã hội để điều chỉnh. Chẳng hạn như để điều chỉnh quan hệ đạo đức có quy phạm đạo đức; điều chỉnh quan hệ tôn giáo có các tín điều tôn giáo (kinh thánh); điều chỉnh quan hệ chính trị có quy phạm chính trị (điều lệ); điều chỉnh quan hệ pháp luật có quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, khác với các quy phạm xã hội khác, quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung và được áp dụng cho mọi đối tượng (liên quan) trong xã hội. Đây là thuộc tính chỉ duy nhất ở quy phạm pháp luật mới có. Quy phạm pháp luật là thước đo tính chuẩn mực, đúng đắn và hợp pháp hành vi xử sự của mọi thành viên trong xã hội khi tham gia quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh.
b) Tính bắt buộc (cưỡng bức)
Việc nhà nước ban quy phạm pháp luật là để điều chỉnh hành vi xử sự của các bên tham gia quan hệ pháp luật, nhằm để thiết lập và duy trì trật tự xã hội. Khi tham gia quan hệ pháp luật, các bên phải xử sự theo ý chí của nhà nước, tức là quy phạm pháp luật quy định cho họ được làm gì, không được phép làm gì, nếu phải làm thì làm như thế nào, không làm hoặc làm không đúng thì bị xử lý ra sao. Không thể có pháp luật chỉ dựa theo ý thích thực hiện của các thành viên trong xã hội. Tính cưỡng bức của pháp luật thể hiện ở chỗ khi tham gia quan hệ pháp luật có thể có những hành vi mà chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật muốn thực hiện nhưng pháp luật không cho phép hoặc ngăn cấm hoặc cũng có thể có những hành vi họ không muốn, không thích vẫn phải thực hiện. Pháp luật không thể chỉ dựa trên ý chí chủ quan hoặc sở thích của các bên tham gia; nghĩa là khi tham gia quan hệ pháp luật, các bên phải thực hiện đúng những điều pháp luật quy định. Nếu không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc có sự chống đối thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý trách nhiệm pháp lý.
c) Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Pháp luật được coi là mô hình lý tưởng của hành vi, chính vì vậy mà khẩu hiệu hành động của mọi người là “Sống và làm việc theo pháp luật”. Mỗi quy phạm pháp luật đều tác động đến nhận thức, đến hành vi xử sự của con người, thậm chí là quyết định đến số phận của con người. Vì vậy, pháp luật phải được xác định chặt chẽ về mặt hình thức, tạo thành một hệ thống có tính thống nhất và đồng bộ; hạn chế tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn của các văn bản, quy phạm pháp luật. Thuộc tính này đòi hỏi phải xác định rõ: thẩm quyền của từng cơ quan được
45
phép ban hành loại văn bản pháp luật nào; trình tự, thủ tục, thể thức ban hành ra sao; nội dung văn bản điều chỉnh vấn đề gì, đối tượng áp dụng là ai; văn bản có hiệu lực tại thời điểm nào và chấm dứt hiệu lực vào thời điểm nào, ..v.v.
d) Tính bảo đảm thực hiện (tính hiện thực)
Tính hiện thực của pháp luật có nghĩa là pháp luật một khi được ban hành thì luôn được nhà nước bảo đảm thực hiện trên thực tế đời sống xã hội. Cơ sở về tính hiện thực của pháp luật là yếu tố quyền lực nhà nước. Nhà nước có trong tay những công cụ đặc biệt, như quân đội, cảnh sát, nhà tù cũng như sức mạnh vật chất cần thiết bảo đảm cho pháp luật được thực thi. Bảo đảm thực hiện pháp luật không đồng nghĩa với sự trấn áp của nhà nước; chỉ khi nào các biện pháp giáo dục, thuyết phục tỏ ra bất lực thì nhà nước mới sử dụng những biện pháp cưỡng chế, trấn áp nhằm mục đích răn đe và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện. Khác với pháp luật, các chuẩn mực xã hội khác, như đạo đức, tôn giáo, phong tục, tập quán được bảo đảm thực hiện bằng sự lên án của dư luận xã hội, sự cắn rứt lương tâm thông qua cảm nhận chủ quan của mỗi người, nhà nước không can thiệp.
3. Bản chất của pháp luật
Xét về bản chất, pháp luật cũng là một hiện tượng trong xã hội có giai cấp, vì vậy pháp luật vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội. Điều này được thể hiện ở chỗ một mặt, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị; mặt khác, pháp luật còn thể hiện ý chí chung của cả xã hội, là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội, nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã hội; bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Sở dĩ pháp luật vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội là vì:
- Pháp luật chỉ ra đời, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
- Pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để giai cấp thống trị bảo vệ địa vị và quyền lợi của mình.
- Pháp luật do nhà nước, đại diện chính thức của toàn xã hội ban hành để quản lý xã hội, nhằm thiết lập và duy trì trật tự an toàn xã hội.
Tính giai cấp của pháp luật thể hiện ở chỗ, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là công cụ để giai cấp thống trị bảo vệ quyền lợi và địa vị của minh. Nói cách khác, pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật. Ý chí là khả năng của con người trong việc xác định mục đích hoạt động và hướng cho mọi hoạt động của mình để đạt được mục đích đó. Mục đích của giai cấp thống trị là không ngừng củng cố, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình và pháp luật là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để đạt được điều đó.
Tính xã hội của pháp luật được thể hiện ở chỗ, bên cạnh lợi ích giai cấp, pháp luật còn phản ánh những giá trị xã hội, bảo vệ lợi ích của xã hội, của cộng đồng cho dù đó là pháp luật của nhà nước bóc lột hay pháp luật của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Bằng chứng là sau khi được suy tôn làm vua (năm 1010-1028), Lý Công Uẩn lấy hiệu là Lý Thánh Tông, đặt tên nước là Đại Cồ Việt và đóng đô ở Hoa Lư. Tuy
46
nhiên đây là vùng đất hẹp là thấp nên muốn dời đô về Đại La, Lý Thánh Tông đã tự tay viết Chiếu dời đô. Chiếu dụ này của nhà vua mang đậm tính nhân văn, phản ánh lợi ích của toàn dân tộc chứ không đơn thuần là ý chí của Triều Lý. Về chính sách kinh tế, sau khi lên ngôi vua, Lý Thánh Tông đã ra chiếu chỉ miễn các thứ thuế cho dân trong ba năm. Đến đời vua Lý Thái Tông, khi lên ngôi (1028-1054) đã ra chiếu miễn thuế cho dân trong năm đầu lên ngôi, đến năm thứ bảy tiếp tục miễn thuế ruộng ba năm cho dân (thuế đất trồng dâu và cấy lúa).
Đời vua Lý Thần Tông (1054-1072), nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích việc khai khẩn đất hoang, đắp đê, dẫn thủy nhập điền để phát triển canh nông, đồng thời áp dụng chính sách “Ngụ binh ư nông”, tức là luân phiên cử quân đội về nông thôn để làm ruộng. Các sử gia Ngô Thì Sĩ (trong Đại việt sử kí toàn thư) và Phan Huy Chú (trong Lịch triều Hiến chương loại chí) đã đánh giá đó là chính sách tốt của (Lý) Thần Tông khi mới cầm quyền.
Đến triều đại Lê sơ (Hậu Lê), khi Lê Thánh Tông lên ngôi vua (1460-1497) lấy niêm hiệu Hồng Đức đã đưa ra chính sách thi tuyển rộng rãi để trọng dụng người tài ra gánh vác việc nước. Theo đánh giá của sử gia Phan Huy Chú thì
“Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau càng không thể theo kịp… Trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dụng lầm người” (Lịch
triều Hiến chương loại chí, T. III, Nxb. Sử học, 1961, tr.22). Thời vua Hiến Tông (1497-1503) đã khẳng định “Việc chính trị lớn của Đế vương không gì cần bằng nhân tài” và hiền tài được coi là nguyên khí của quốc gia. Trong chiếu dụ của vua Lê Hiến Tông (ghi trên bia tiến sĩ), khẳng định: “Nhân tài là nguyên khí của Quốc gia, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh. Khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân Nho mới có”.
Ngày nay, tính xã hội của pháp luât còn thể hiện rõ nét trong hầu hết các chinh sách, pháp luật của các nhà nước đương đại, nhất là nhà nước xã hội chủ nghĩa.