1. Khái niệm ngành luật Hành chính.
Luật HC là một ngành luật độc lập trong hệ thống PLVN, bao gồm tổng thể các QPPL do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, để điều chỉnh các QHXH phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
a) Đối tượng điều chỉnh
Luật Hành chính điều chỉnh các nhóm quan hệ sau:
- QHXH về tổ chức và hoạt động chấp hành và điều hành giữa các cơ quan HCNN;
- QHXH giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức: Chính trị, chính trị-XH, kinh tế, xã hội;
- QHXH giữa cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền; tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền quản lý hành chính với cá nhân;
- QHXH có tính chấp hành, điều hành trong nội bộ các cơ quan nhà nước.
b) Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hành chính là những biện pháp, cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động đến cách xử sự của các bên k hi tham gia QHXH thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật Hành chính.
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật Hành chính, gồm: - Phương pháp giáo dục, thuyết phục;
- Phương pháp kích thích kinh tế; - Phương pháp mệnh lệnh-phục tùng.
c) Nguồn của ngành luật Hành chính
Nguồn của ngành luật Hành chính là những văn bản có chứa đựng QPPL Hành chính, gồm: - Hiến pháp 1992; - Luật tổ chức Chính phủ; - Luật tổ chức HĐND và UBND; - Các VBPL khác về lĩnh vực quản lý HCNN. 2. Quan hệ pháp luật hành chính 2.1. Khái niệm
104
Quan hệ pháp luật hành chính là hình thức pháp lý của quan hệ xã hội mang tính chất chấp hành và điều hành xuất hiện trên cơ sở sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật hành chính tương ứng với quan hệ đó, trong quan hệ này các bên tham gia (các chủ thể) đều mang những quyền và nghĩa vụ pháp lý mà quy phạm đã dự kiến trước.
Các quan hệ pháp luật trong đó có quan hệ pháp luật hành chính luôn cụ thể. Nó chỉ xuất hiện trong những trường hợp cụ thể với những chủ thể cụ thể. Sự xuất hiện quy phạm chỉ làm cơ sở cho sự xuất hiện quan hệ pháp luật, chứ không mặc nhiên làm xuất hiện quan hệ đó. Quan hệ pháp luật hành chính chỉ xuất hiện khi đồng thời tồn tai ba điều kiện:
- Tồn tại quy phạm pháp luật hành chính điều chỉnh quan hệ quản lý tương ứng;
- Xuất hiện sự kiện pháp lý; - Tồn tại các chủ thể cụ thể.
2.2. Chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính
M ọi cơ quan nhà nước, những người có chức vụ cũng như mọi cán bộ, công chức, viên chức, tổ chức xã hội, cơ quan xã hội, công dân, kể cả người nước ngoài và người không quốc tịch đều là chủ thể của luật hành chính, có nghĩa là đều có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính. Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh giữa:
- Một bên là cơ quan nhà nước (chủ yếu là cơ quan hành chính – nhà nước) với bên kia là cơ quan nhà nước khác, tổ chức xã hội, viên chức, công dân;
- Một bên là cơ quan tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành với bên kia là mọi chủ thể còn lại;
- Một bên là cán bộ nhà nước có thẩm quyền với bên kia là mọi chủ thể còn lại.
3. Các hình thức và phương pháp quản lý nhà nước
Trong thực tiễn hoạt động quản lý (hoạt động chấp hành và điều hành), các chủ thể quản lý sử dụng nhiều hình thức và phương pháp quản lý khác nhau được gọi là các hình thức và phương pháp quản lý nhà nước. Các hình thức và phương pháp này rất đa dạng, phụ thuộc vào tính chất từng nhiệm vụ cụ thể cũng như vào vị trí thẩm quyền của mỗi cơ quan. Điều đó không có nghĩa là bất kì một cơ quan nào cũng có thể sử dụng bất cứ một hoạt động gì. Việc mỗi cơ quan nhà nước được sử dụng những hình thức và phương pháp hoạt động gì không những có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, mà còn có vai trò to lớn bảo đảm pháp chế, trật tự và ổn định xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
3.1. Các hình thức quản lý nhà nước
Hình thức quản lý nhà nước là sự biểu hiện ra bên ngoài của những hoạt động quản lý cùng loại với cùng nội dung, tính chất và phương thức tác động của chủ thể lên khách thể quản lý.
105
Hoạt động quản lý nhà nước đượcthực hiện thông qua các hình thức, như: Hình thức pháp lý bắt buộc và hình thức pháp lý tùy nghi.
a) Những hình thức pháp lý bắt buộc
Đây là hình thức quản lý bắt buộc chủ thể quản lý phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của pháp luật.
Hình thức này được thực hiện đối với các hoạt động, như: - Hoạt động ban hành những quyết định quản lý chủ đạo; - Hoạt động ban hành những quyết định quy phạm; - Hoạt động ban hành những quyết định cá biệt - cụ thể.
b) Những hình thức pháp lý tùy nghi
Đó là những hình thức mà pháp luật không yêu cầu chủ thể quản lý phải thực hiện một cách nghiêm ngặt những quy định của pháp luật mà cho phép vận dụng một cách linh hoạt tùy theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Hình thức này được áp dụng cho cac hoạt động, như:
- Những biện pháp tổ chức - xã hội trực tiếp: Đó là các hoạt động tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn thực hiện pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật.
- Những hoạt động tác nghiệp vật chất - kỹ thuật.
- Hoạt động phát hành và quản lý các văn bản hành cính thông thường (trong đó có Hợp đồng hành chính là sự thỏa thuận (hợp đồng) giữa các chủ thể quản lý nhà nước để thực hiện nhiệm vụ, chức năng quản lý mà việc thực hiện hợp đồng đó không xuất phát trực tiếp từ thẩm quyền của các chủ thể này. Một bên thực hiện hợp đồng được trả thù lao).
3.2. Các phương pháp quản lý nhà nước
Phương pháp quản lý nhà nước là những phương thức, cách thức, biện pháp mà chủ thể quản lý áp dụng để tác động lên khách thể quản lý (hành vi của đối tượng bị quản lý) nhằm đạt được những mục đích đề ra.
Căn cứ vào nội dung những phương pháp quản lý, người ta chia những phương pháp quản lý thành hai nhóm lớn: phương pháp thuyết phục và phương pháp cưỡng chế.
- Phương pháp thuyết phục bao gồm những biện pháp như: giáo dục chính
trị, tư tưởng, đạo đức, áp dụng những biện pháp khuyến khích về vật chất và tinh thần, tuyên truyền, vận động, giải thích, hướng dẫn, v.v…
- Phương pháp cưỡng chế bao gồm những biện pháp như: ban hành những
quy định mang tính chất bắt buộc, cấm; những quyết định cá biệt - cụ thể mang tính bắt buộc; áp dụng những biện pháp xử phạt hoặc những biện pháp cưỡng chế mang tính chất phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật.
Căn cứ vào tính chất của sự tác động, các phương pháp quản lý được chia thành hai loại:
106
- Phương pháp hành chính là những biện pháp tác động một cách trực tiếp tới đối tượng bị quản lý bằng cách trực tiếp quy định nghĩa vụ của họ dưới hình thức những mệnh lệnh mang tính quyền lực nhà nước.
- Phương pháp kinh tế là phương thức tác động một cách gián tiếp tới đối
tượng bị quản lý thông qua việc sử dụng những đòn bẩy kinh tế nhằm tác động tới lợi ích của con người và do đó, tăng cường lòng nhiệt tình hăng say lao động. Phương pháp kinh tế ngày càng có ý nghĩa to lớn. Tuy vậy, phương pháp kinh tế muốn được áp dụng cần phải thông qua những văn bản theo những quy định của luật hành chính, nghĩa là phương pháp hành chính là phương tiện đưa phương pháp kinh tế vao cuộc sống.
Ngoài ra, người ta còn chia phương pháp quản lý thành những loại như: phương pháp lãnh đạo chung, phương pháp điều chỉnh, phương pháp quản lý tác nghiệp, phương pháp quản lý theo chương trình – mục tiêu, v.v…
4. Trách nhiệm hành chính
4.1. Khái niệm trách nhiệm hành chính
Đó là sự áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính mang tính chất xử phạt hoặc khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hại được quy định trong những chế tài của quy phạm pháp luật hành chính bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đối với những chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
Trách nhiệm hành chính có những đặc điểm s au đây: - Cơ sở của trách nhiệm hành chính là vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính là những hành vi (hành động hoặc không hành động) trái pháp luật do các chủ thể của luật hành chính thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại tới các quan hệ xã hội do luật hành chính bảo vệ và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Các biện pháp trách nhiệm hành chính là một loại biện pháp cưỡng chế hành chính, nhưng khác với các biện pháp cưỡng chế có tính chất phòng ngừa và ngăn chặn hành chính.
- Theo pháp luật nước ta, trách nhiệm hành chính được áp dụng, cũng giống như các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn hành chính, chủ yếu bởi cơ quan hành chính – nhà nước, người có thẩm quyền ngoài trình tự xét xử tư pháp (trình tự tố tụng ở tòa án).
4.2. Các hình thức trách nhiệm hành chính
Theo pháp luật hiện hành, có hai hình thức xử phạt chính là cảnh cáo và phạt tiền, hai hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép và tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính.
- Hình thức phạt chính là những hình phạt được áp dụng độc lập, nghĩa là đối với mỗi vi phạm hành chính cần và chỉ có thể áp dụng một trong hai hình thức này. Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có vi phạm hành chính nhỏ, vi phạm lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ. Phạt tiền là hình thức xử phạt phổ biến với khung phạt từ 5.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
107
- Hình thức phạt bổ sung là hình phạt không được áp dụng độc lập, nghĩa là chỉ có thể kèm theo hình phạt chính, và có thể đồng thời áp dụng cả hai hình phạt bổ sung. Tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc không có thời hạn được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm nghiêm trọng quy tắc sử dụng giấy phép. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện vi phạm hành chính là việc sung vào quỹ của Nhà nước tang vật, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính. Không tich thu tang vật, phương tiện bị cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chiếm đoạt, mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.
Ngoài các hình thức xử phạt nói trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng các biện pháp khôi phục pháp luật sau đây:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
- Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng;
- Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, văn hóa phẩm độc hại.