Khái niệm quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 49 - 51)

I. QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT

1. Quy phạm pháp luật

1.1. Khái niệm quy phạm pháp luật

50

Trong xã hội, quan hệ giữa con người với con người luôn được điều chỉnh bởi những quy ước nhất định. Những quy ước đó có tính ràng buộc các bên khi tham gia quan hệ được gọi là quy phạm.

Quy phạm theo tiếng Latinh là Rule, có nghĩa là ngay thẳng, là quy tắc, là khuôn mẫu, là mệnh lệnh chính xác. Đó là tri thức về hành vi cần thiết trong những điều kiện xác định được hình thành trong quá trình hoạt động của con người và để điều chỉnh hành vi xử sự của con người.

Quy phạm là quy tắc xử sự, là mệnh lệnh mang tính điều chỉnh trên cơ sở phản ánh các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội, chứa đựng thông tin về một trật tự hợp lý trong những điều kiện nhất định.

Việc tồn tại nhiều mối quan hệ xã hội kéo theo sự tồn tại của nhiều loại quy phạm để điều chỉnh, nhưng chung quy lại có 02 loại quy phạm là quy phạm kỹ thuật và quy phạm xã hội (QPXH).

- Quy phạm kỹ thuật là loại quy phạm được hình thành dựa trên nhận thức của con người về các quy luật tự nhiên để áp dụng trong lĩnh vực tự nhiên, khoa học k ỹ thuật phục vụ cho sự phát triển của xã hội loài người.

- QPXH là loại quy phạm được hình thành trong đời sống xã hội xuất phát từ sự nhận thức của con người về các quy luật vận động xã hội để áp dụng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.

QPXH bao gồm nhiều loại, như: Quy phạm đạo đức; phong tục tập quán; tín điều tôn giáo; điều lệ các tổ chức chính trị, xã hội và quy phạm pháp luật (QPPL).

Quy phạm pháp luật chỉ là một dạng của QPXH. Tuy nhiên, QPPL có những điểm khác biệt so với các QPXH khác, cụ thể là:

- QPPL là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung . QPPL được ban hành

không phải để điều chỉnh hành vi xử sự của một tổ chức hay một cá nhân nào đó mà cho mọi tổ chức, cá nhân tham gia quan hệ mà nó điều chỉnh. Quy tắc xử chung của PLLL không có nghĩa là một QPPL được áp dụng chung cho mọi chủ thể và trong mọi trường hợp. QPPL đưa ra khuôn mẫu cho hành vi, cách thức xử sự của người trong những điều kiện, hoàn cảnh, lĩnh vực nhất định, đồng thời cũng chỉ ra những hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu nếu trong những điều kiện, hoàn cảnh được QPPL xác định không thực hiện hoặc thực hiện không đúng. Thông thường, QPPL hiến pháp thì có liên quan đến mọi tổ chức và cá nhân trong đất nước, nhưng QPPL lao động thì chỉ liên quan đến người lao động và người sử dụng, quản lý lao động. Hay trong quan hệ dân sự về mua bán những người mua và những người bán có thể thiết lập rất nhiều quan hệ mua bán cụ thể nhưng tất cả các quan hệ về mua bán cụ thể đó phải tuân theo những quy định của pháp luật dân sự.

QPPL có thể tác động rất nhiều lần và trong thời gian tương đối dài cho đến khi bị thay đổi hoặc bị hết hiệu lực và được áp dụng cho tất cả các trường hợp đúng với điều kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu.

- QPPL là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đáng giá hành vi của con người. Các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật đều được QPPL xác định rõ

51

phạm vi, giới hạn của mình, được thực hiện điều gì, không được thực hiện những gì, đâu là hợp pháp đâu là bất hợp pháp; trong trường hợp nào là tội phạm, trường hợp nào là vi phạm pháp luật khác.

- QPPL do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Nếu như

các quy phạm xã hội khác được hình thành từ đời sống thực tế và việc thực hiện chúng phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của con người, vào dư luận xã hội thì QPPL do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và được nhà nước bảo đảm thực hiện. QPPL thể hiện ý chí của nhà nước. Nhà nước áp đặt ý chí của mình trong QPPL bằng cách xác định những đối tượng (tổ chức, cá nhân) nào trong những hoàn cảnh, điều kiện nào thì phải chịu sự tác động của QPPL thong qua việc quy định quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khi tham gia quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh. Đây là thuộc tính khác biệt cơ bản giữa QPPL với cac loại quy phạm xã hộ khác.

- QPPL thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.

- Nội dung của QPPL do điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội quyết định. Như vậy, quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được mục đích đã nhất định.

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)