Tổng quát về hệ thống pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 96 - 99)

II. HỆ THỐNG CÁC NGÀNH LUẬT VIỆT NAM

3. Tổng quát về hệ thống pháp luật Việt Nam

M ặc dù còn có những quan điểm khác nhau về cách phân chia các ngành luật trong hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, về mặt lý luận và thực tiến thì hệ thống pháp luật Việt Nam được hình thành, phát triển và từng bước được hoàn thiện. Hệ thống pháp luật nước ta đã và đang đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.

- Luật Hiến pháp (luật Nhà nước), bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản về tổ chức quyền lực nhà nước, về chế

97

độ chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, chế độ bầu cử, về quốc tịch, về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Luật Hiến pháp là ngành luật chủ đạo trong HTPL Việt Nam, bởi ngành luật này điều chỉnh các QHXH cơ bản và tất cả các ngành luật khác đều được hình thành trên cơ sở những nguyên tắc của luật Hiến pháp. Sở dĩ ngành luật này có tên gọi là luật Hiến pháp vì Hiến pháp là nguồn cơ bản của ngành luật. Ngoài ra ngành luật Hiến pháp còn được gọi là luật Nhà nước, vì ngành luật này điều chỉnh các QHXH phát sinh trong quá trình tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Luật Dân sự, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân than phát sinh trong đời sống và giao lưu dân sự mà chủ thể chủ yếu là cá nhân với nhau, nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt của mình. Những chế định cơ bản của luật Dân sự, gồm: Quyền sở hữu; nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự; trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng; thừa kế; quyền sở hữu trí tuệ; những quy định về chuyển quyền sử dụng đất; quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Luật dân sự xác định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác; quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự.

- Luật Hành chính, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động chấp hành - điều hành của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Luật Hành chính quy định những nguyên tắc, những hình thức, phương pháp quản lý nhà nước, xác định quy chế pháp lý của các chủ thể QLNN, điều chỉnh hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước, chế độ công vụ, thủ tục hành chính và trách nhiệm hành chính.

- Luật Hình sự, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội được nhà nước bảo vệ do hành vi phạm tội xâm phạm. Nội dung cơ bản của ngành luật Hình sự quy định về tội phạm và hình phạt.

- Luật Tài chính, bao gồm những quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hoạt động tài chính của nhà nước, trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của các chủ thể hoạt động phân phối của cải dưới hình thức giá trị.

- Luật Đất đai, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong quá trình bảo vệ, quản lý và sử dụng đất đai trên cơ sở nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà nhà nước là đại diện chủ sở hữu, thực hiện chức thống nhất quản lý theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trong phạm vi toàn quốc.

- Luật Lao động, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động (cá nhân, tổ chức), trong đó có quan hệ giữa công nhân, viên chức với xí nghiệp, cơ quan nhà nước, quan hệ giữa tổ chức công đoàn với người sử dụng lao động hoặc quản lý lao động theo phân cấp. Đây là ngành luật rất gần gũi với dân luật. Các chế định cơ bản của luật lao động, bao gồm chế

98

định tuyển dụng, thôi việc, tiền lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, chế định khen thưởng, kỷ luật; bảo hộ lao động; tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động.

- luật Hôn nhân và gia đình, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, như quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản do việc kết hôn, ly hôn, chăm sóc và giáo dục con cái, nuôi con nuôi, ..v.v theo nguyên tắc nam nữ bình đảng, hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Đây cũng là ngành luật rất gần gũi với dân luật. Hiện có nhiều quan điểm nên để ngành luật dân sự điều chỉnh các quan hệ hôn nhân, gia đình, vì suy cho cùng đây là những quan hệ xã hội mang tính dân sự đơn thuần.

- Luật tố tụng hình sự, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Nội dung cơ bản của ngành luật Tố tụng hình sự quy định những nguyên tắc, thủ tục, điều kiện tiến hành điều tra, kiểm sát và xét xử vụ án hình sự; quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quá trình tố tụng hình sự.

- Luật Tố tụng dân sự, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Nội dung cơ bản của ngành luật Tố tụng dân sự quy định những nguyên tắc, thủ tục, điều kiện tiến hành điều tra, xét xử vụ án dân sự; quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quá trình tố tụng dân sự. Quá trình tố tụng được xác định là từ thời điểm khởi kiện hoặc khởi tố vụ án dân sự đến khi bản án có liệu lực và thi hành án dân sự.

- Luật Kinh tế. là một ngành luật trong HTPL Việt Nam, bao gồm tổng thể các QPPL, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thành lập và hoạt động giải thể và phá sản các chủ thể kinh doanh. Luật Kinh tế bao gồm các chế định về thành lập doanh nghiệp, địa vị pháp lý của các chủ thể kinh doanh, hợp đồng trong hoạt động kinh doanh, việc giải thể doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, phá sản doanh nghiệp.

- Hệ thống pháp luật quốc tế. Những quy phạm của luật pháp quốc tế được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ theo các điều ước quốc tế mà họ đã ký kết hoặc tham gia.

Luật pháp quốc tế, bao gồm hai bộ phận là công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế.

Thứ nhất, công pháp quốc tế là tổng hợp các nguyên tắc và quy phạm pháp

lý do các chủ thể của luật quốc tế xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm điều chỉnh quan hệ quốc tế nhiều mặt giữa các chủ thể với nhau và được các chủ thể tự nguyện thi hành, trong trường hợp cần thiết được các chủ thể đảm bảo thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế riêng lẻ hoặc tập thể hay bằng sự đấu tranh của nhân dân và dư luận tiến bộ trên thế giới.

99 Luật quốc tế có những đặc điểm sau:

- Luật quốc tế tổng thể các quy phạm pháp luật do các quốc gia độc lập, có chủ quyền thỏa thuận xây dựng nên hoặc chấp nhận trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, không có một cơ quan lập pháp siêu quốc gia, đứng trên quốc gia ban hành.

- Luật quốc tế điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhiều mặt giữa các chủ thể (chủ yếu là các quốc gia) chứ không điều chỉnh các quan hệ thuộc nội bộ quốc gia.

- Chủ thể cơ bản và chủ yếu là các quốc gia độc lập có chủ quyền. Ngoài ra còn có các tổ chức quốc tế liên chính phủ, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Không có một bộ máy cưỡng chế tập trung nào có quyền bắt các chủ thể của luật quốc tế thực hiện. Các chủ thể tự nguyện cam kết nên họ phải tự nguyện thi hành nghĩa vụ mà mình đã cam kết. Việc cưỡng chế thực hiện luật quốc tế do chính các chủ thể của luật quốc tế thực hiện dưới hình thức riêng lẻ cũng như tập thể trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Ngoài ra, lợi ích quốc gia và tương quan lực lượng so sánh cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thi hành luật quốc tế.

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)