Hiệu lực theo đối tượng áp dụng

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 91 - 92)

I. HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

c) Hiệu lực theo đối tượng áp dụng

Hiệu lực theo đối tượng áp dụng của văn bản QPPL là những tổ chức, cá nhân chịu sự tác động của văn bản.

Đối tượng chịu sự tác động của văn bản, bao gồm: Cá nhân, tổ chức và thường được chỉ rõ trong phần “Những quy định chung” của văn bản.

Các văn bản QPPL ở nước ta được ban hành chủ yếu điều chỉnh các đối tượng là công dân Việt Nam. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định, pháp luật Việt Nam còn có hiệu lực đối với người nước ngoài và người không quốc tịch đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo nguyên tắc pháp chế XHCN thì hệ thống pháp luật là một thể thống nhất, không có nội dung mâu thuẫn cũng như không có sự xung đột về mặt hiệu lực. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau, trên thực tế vấn đề xung đột về hiệu lực văn bản vẫn tồn tại. Cùng một vấn đề nhưng có nhiều văn bản điều chỉnh của các cơ quan nhà nước khác nhau, hoặc một vấn đề nhưng lại có nhiều văn bản

92

điều chỉnh của một cơ quan, hoặc một vấn đề vừa có văn bản của nhà nước Việt Nam vừa có văn bản của nước ngoài điều chỉnh, ..v.v. Về nguyên tắc, vấn xử lý xung đột pháp luật được thực hiện:

- Cùng một vấn đề được quy định tại nhiều văn bản (đang có hiệu lực) của các cơ quan khác nhau thì áp dụng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

- Cùng một vấn đề được quy định tại nhiều văn bản (đang có hiệu lực) của một cơ quan ban hành thì áp dụng văn bản được ban hành sau.

- Cùng một vấn đề mà pháp luật Việt Nam quy định và pháp luật Quốc tế cũng quy định thì tôn trọng và thực hiện theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết

Ngoài ra, vấn đề áp dụng hiệu lực hồi tố (hiệu lực trở về trước của văn bản) cũng được đặt ra. Điều 79. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được Quốc

hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 03/6/2008.), quy định hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật,

như sau:

“1. Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước.

2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây: a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;

b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn”.

Ví d ụ: Bộ luật hình sự quy định hiệu lực của về thời gian (Điều 7, Bộ luật Hình sự), như sau:

(1) Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực hiện.

(2) Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

(3) Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)