Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 41 - 43)

II. NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

6. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

42

Trước hết phải khẳng định, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước, vì lịch sử nhân loại cho đến nay chỉ có bốn kiểu nhà nước là nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” được sử dụng để chỉ cách thức tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng đề cao (thượng tôn) pháp luật trong việc tổ chức và trong mọi hoạt động của nhà nước. Nhà nước pháp quyền là một trong những giá trị của nhân loại, ghi nhận bước tiến của nền dân chủ trong xã hội có giai cấp. Và như vậy, về mặt lý luận cũng như thực tiễn đối với nhà nước chiếm hữu nô lệ và nhà nước phong kiến điều này là không thể có được; nếu có thì cũng chỉ là khát vọng, ý tưởng của các nhà hiền triết mà thôi. Nhà nước pháp quyền chỉ xuất hiện khi xã hội đã phát triển đến một trình độ cao, đặc biệt là vấn đề dân chủ và nhân quyền. Điều này chỉ có thể có được ở kiểu nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Học thuyết “tam quyền phân lập” của các học giả tư sản mà điển hình là M ontesquieu được coi là cơ sở, nền tảng trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền.

Nhà nước pháp quyền có những đặc điểm cơ bản, như sau:

- Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phản ánh đúng yêu cầu khách quan của quản lý nhà nước và quản lý xã hội. Các đạo luật chiếm tuyệt đại đa số và phải có vai trò tối thượng trong hệ thống pháp luật.

- Nhà nước và các thiết chế của nó phải được xác định rõ ràng về mặt pháp luật, tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, viên chức nhà nước và công dân phải tuân thủ nghiêm chỉnh và triệt để pháp luật.

- Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Quan hệ giữa công dân và nhà nước là quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

- Mọi hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân do bất kỳ cơ quan nhà nước, người có chức quyền hay công dân nào thực hiện đều phải bị phát hiện và nghiêm trị.

- Quyền lực nhà nước về hành pháp, lập pháp, tư pháp phải được phân định rõ ràng, hợp lý cho ba hệ thống cơ quan nhà nước tương ứng trong một cơ chế kiểm tra, giám sát và chế ước lẫn nhau tạo thành cơ chế đồng bộ bảo đảm sự thống nhất của quyền lực nhà nước.

Đối với nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, ngoài các đặc điểm cơ bản nêu trên còn có những đặc điểm khác, như:

- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được xây dựng trên cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

- Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được tổ chức và hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

43

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)