HÌNH THỨC PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 48 - 49)

Hình thức pháp luật được hiểu là phương thức tồn tại của pháp luật, là sự thể hiện ra bên ngoài của pháp luật.

Pháp luật tồn tại dưới ba hình thức là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản QPPL.

1. Tập quán pháp

Tập quán pháp là những tập quán hình thành và lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, được nhà nước thừa nhận cho nên chúng trở thành những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung và được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Đây là hình thức pháp luật xuất hiện sớm nhất và được sử dụng phổ biến trong các nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến. Trong các nhà nước tư sản và nhà nước XHCN, hình thức này vẫn được sử dụng ở mức độ nhất định.

Tuy nhiên, xét về nguồn gốc nhìn chung các phong tục, tập quán đều được hình thành tự phát, chậm thay đổi và thường có tính cục bộ. Vì vậy, về mặt nguyên tắc, hình thức tập quán pháp không có khả năng thể hiện được bản chất của pháp luật XHCN, không thể trở thành hình thức cơ bản của pháp luật XHCN. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, có những tập quán tiến bộ thể hiện truyền thống và đạo đức dân tộc, có tác dụng tốt trong việc hình thành các qui phạm pháp luật thì nhà nước XHCN vẫn tôn trọng và tạo điều kiện cho chúng phát huy tác dụng bằng cách thể chế hóa chúng trong các văn bản QPPL.

2. Tiền lệ pháp

Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật mà nhà nước thừa nhận các quyết định của cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử k hi giải quyết các vụ việc cụ thể có tính chất điển hình (làm mẫu) để áp dụng đối với các trường hợp tương tự.

Hình thức này được các nước phát triển áp dụng tương đối phổ biến. Ưu điểm của phương pháp này là áp dụng nhanh chóng và nếu được áp dụng một cách khách quan thì tạo nên sự bình đẳng cho đối tượng áp dụng. Tuy nhiên, hình thức này xuất phát từ hoạt động của cơ quan hành pháp và tư pháp. Vì vậy, dễ tạo ra sự tùy tiện, ảnh hưởng đến tính thống nhất của pháp luật cho nên tiền lệ pháp không được coi là hình thức cơ bản của pháp luật XHCN.

8

Ngô Huy Cương, góp phần bàn về cải cách PHÁP LUẬT ở VN hiện nay, NXB. Tư pháp, HN, 2006: “ các luật gia ở hầu hết các nước trên TG cho rằng PHÁP LUẬT có 4 chức năng (1) chức năng giữ gìn hòa bình; (2) chức năng ấn định hay thi hành các tiêu chuẩn xử sự và duy trì trật tự; (3) chức năng tạo điều kiện dễ dàng cho các dự định hay kế hoạch và (4) chức năng thúc đẩy công bằng xã hội

49

Do nhiều nguyên nhân, trên thực tế hệ thống pháp luật XHCN chưa hoàn chỉnh, đứng trước yêu cầu cấp bách cần phải giải quyết ngay một số vụ việc cần thiết để bảo vệ trât tự XÃ HỘI cho nên đã đến lúc cần thiết có khung pháp lý cho hình thức này để các cơ quan xét xử và hành chính áp dụng để xử lý nhanh chóng các vụ việc. Mặc dù chưa có văn bản khẳng định nhưng trên thực tế việc Toà án nhân dân tối cao hàng năm có văn bản về tổng kết từ thực tiễn công tác xét xử trong phạm vi cả nước, trên cơ sở đó các cơ quan toà án các cấp vận dụng để xem xét, giải quyết các trường hợp tương tự. Hoạt động này. Mặc dù chưa được thừa nhận chính thức là hình thức tiền lệ pháp nhưng nhiều nhà luật học coi đây là một dạng của việc áp dụng tiền lệ pháp.

3. Văn bản qui phạm pháp luật

Điều 1, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được Quốc hội Khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 3, ngày 03/6/2008 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2009), quy định: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định nêu trên thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) là hình thức biểu hiện của pháp luật, trong đó chứa đựng các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung để điều chính các quan hệ xã hội nhằm đạt được những mục đích nhất định.

Văn bản QPPL là hình thức cơ bản của pháp luật XHCN. Văn bản QPPL có

nhiều tính nổi trội nhất, như mức độ tin cậy cao; tính chặt chẽ và chính xác; tính phổ quát nhanh trên phạm vi rộng; thuận lợi trong việc áp dụng, lưu giữ, tra cứu, cập nhật và khai thác vào nhiều mục đích khác nhau, ..v.v. (Vấn đề này sẽ được nghiên cứu kỹ hơn tại chương IV. Hệ thống pháp luật Việt Nam)./.

Chương 3

CƠ CHẾ ĐIỀU CHỈNH CỦA PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)