Cấu trúc của QPPL

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 52 - 56)

I. QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT

1. Quy phạm pháp luật

1.3. Cấu trúc của QPPL

Cấu trúc của QPPL là những thành phần không hể tách rời và có quan hệ mật thiết với nhau tạo nên QPPL. Hiện vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Có quan điểm cho rằng cấu trúc của QPPL gồm có 02 bộ phận là phần quy tắc và phần bảo đảm; quan điểm khác lại cho rằng QPPL có 02 bộ phận là giả định và quy định hoặc giả định và chế tài. Quan điểm có tính phổ biến hiện này về cấu trúc của QPPL gồm 03 bộ phận là giả định, quy định và chế tài. Sở dĩ còn có nhiều quan điểm khác nhau về xác định cấu trúc QPPL là vì các nhà làm luật có quá nhiều cách thức để thể hiện QPPL.

Các quan điểm nêu trên tuy có những điểm còn khác nhau nhưng đã chỉ ra những điểm chung của QPPL, đó là chỉ ra chủ thể (tổ chức, cá nhân nào); trong tình huống nào (thời gian, địa điểm, hoàn cảnh) thì phải xử sự như thế nào và hậu quả pháp lý phải gánh chịu là gì khi ở vào tình huống đã dự liệu mà xử sự không đúng. Với cách tiếp cận này cho thấy cấu trúc của QPPL gồm ba bộ phận là giả định, quy định và chế tài.

a) Giả định

Giả định là bộ phận của QPPL, nêu điều kiện, hoàn cảnh có thể xẩy ra trong cuộc sống mà con người sẽ gặp phải và cần phải xử sự theo quy định của pháp luật. Hay nói cách khác phần giả định của QPPL mô tả những tình huống thực tế xảy ra theo thời gian, không gian, điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà nhà nước thấy cần thiết phải điều chỉnh, tác động.

53

Những tình huống (hoàn cảnh, điều kiện) được nêu trong phần giả định của QPPL là vô cùng phong phú. Vì các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh là vô cùng phong phú.

Về hoàn cảnh, có thể là những sự kiện liên quan đến hành vi con người (như tham gia giao thông, xác lập và ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, ..v.v); liên quan đến sự biến (thiên tai, sự sinh, tử, ..v.v.); liên quan đến thời gian (mốc thời gian áp dụng để hưởng chính sách ưu đãi, để hợp thức hóa quyền sử dụng đất, ..v.v.); liên quan đến không gian (phạm vi lãnh thổ áp dụng, như miền núi, trung du, đồng bằng).

Về điều kiện, có thể là điều kiện về chủ thể, như độ tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch hoặc những đặc tính cá nhân khác như tàn tật, ốm đau, thương binh, ..v.v; điều kiện về thời gian, như trước, trong, sau một khoảng thời gian nào đó (trong thời gian bảo hành sản phẩm, thời gian thanh toán, thanh lý hợp đồng, ..v.v); điều kiện về không gian, như địa điểm xảy ra sự kiện, địa điểm phạm tội, ..v.v.

Những hoàn cảnh, điều kiện được dự liệu trong phần dự định của QPPL là những tình huống đã, đang hoặc sẽ xảy ra trong cuộc sống. Đó là những tình huống có tính phổ biến, điển hình mà nhà nước thấy cần thiết phải tác động, điều chỉnh bằng pháp luật.

Phần giả định của QPPL trả lời cho câu hỏi: Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trong những tình huống (điều kiện, hoàn cảnh) nào thì chịu sự tác động của QPPL. Việc xác định cơ quan, tổ chức, cá nhân nào; trong những điều kiện, hoàn cảnh nào chịu sự tác động của pháp luật là tùy thuộc vào ý chí nhà nước trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội và trình độ các nhà làm luật.

Giả định của QPPL có thể là giản đơn, tức là đưa ra một giả thiết. Ví dụ: Điều 90 Luật hôn nhân và gia đình 2000, về thuận tình ly hôn, nêu: “trong trường

hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành..., thì Toà

án công nhận thuận tình ly hôn”; Điều 62, Luật Đầu tư 2005, về bảo hiểm, nêu:

“Nhà đầu tư thực hiện việc bảo hiểm tài sản và các bảo hiểm khác trên cơ sở hợp đồng bảo hiểm ký với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về bảo hiểm”; cũng có thể là giả định phức tạp, tức là đưa ra nhiều giả thiết. Ví dụ: Khoản 1, Đ iều 102, Bộ Lu ật Hình s ự 1999, v ề t ội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, nêu:

“Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt

cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Giả định của QPPL có thể thay đổi do sự thay đổi của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước hoặc sự thay đổi của các quan điểm chính trị, pháp lý của nhà nước và sự nhận thức của những người có liên quan đến quá trình xây dựng pháp luật của quốc gia.

54

Quy định là bộ phận của QPPL, nêu lên cách xử sự của chủ thể khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện được nêu trong phần giả định của QPPL.

Phần quy định của QPPL được coi là cốt lõi của quy phạm, bởi đó là mệnh lệnh, chỉ dẫn của nhà nước, là ý chí của nhà nước đối với các chủ thể khi tham gia quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh. Phần quy định của QPPL thường được nêu ở dạng mệnh lệnh, như: Cấm, không được, phải, được, có, ..v.v.

Thông qua phần quy định của QPPL mà chủ thể pháp luật biết được họ phải làm gì, được hoặc không được làm gì, thậm chí làm như thế nào khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện nêu tại phần giả định của QPPL. Vì vậy, mức độ chính xác, chặt chẽ, rõ ràng của các mệnh lệnh, chỉ dẫn được nêu trong phần quy định của QPPL là yếu tố tạo thuận lợi cho việc thực thi pháp luật trong thực tế đời sống và là một trong những bảo đảm của nguyên tắc pháp chế XHCN.

Các mệnh lệnh, chỉ dẫn của nhà nước nêu trong phần quy định của QPPL được thể hiện dưới các dạng:

- Các quyền, lợi ích hoặc các hành vi mà chủ thể được phép thực hiện. Ví dụ: Khoản 1, Điều 17 Luật Khiếu nại, tố cáo 2005 (sủa đổi), nêu: “ Người khiếu nại có các quyền sau đây: a) Tự mình khiếu nại; trường hợp người khiếu nại là người chưa thành niên, người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà k hông thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì người đại diện theo pháp luật của họ thực hiện việc khiếu nại; trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác để khiếu nại; b) Nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình khiếu nại; c) Biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết k hiếu nại; đưa ra bằng chứng về việc khiếu nại và giải trình ý kiến của mình về bằng chứng đó; d) Nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; biết thông tin, tài liệu của việc giải quyết k hiếu nại; nhận quyết định giải quyết k hiếu nại; đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; e) Khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và pháp luật về tố tụng hành chính; g) Rút khiếu nại trong quá trình giải quyết khiếu nại”.

- Cách xử sự (các hành vi) mà chủ thể không được phép thực hiện. Ví dụ: Khoản 2, Điều 109 Luật Đất đai 2003, về quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, nêu: “Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất”.

- Các hành vi mà chủ thể buộc phải thực hiện, thậm chí là thực hiện như thế nào. Ví dụ: Khoản 2 Điều 17 Luật Khiếu nại, tố cáo 2005 (sủa đổi), nêu: “Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây: a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết; b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và

55

việc cung cấp thông tin, tài liệu đó; c) Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết k hiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.”

Phần quy định của QPPL, có thể là những mệnh lệnh dứt khoát, tức là nêu lên duy nhất một cách xử sự. Ví dụ: Khoản 2 Điều 139, Luật Đất đai 2003, giải quyết tố cáo về đất đai, nêu: “Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật đất đai

được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo”; hoặc có thể

mệnh lệnh, chỉ dẫn tùy nghi, tức là nêu lên nhiều cách xử sự để chủ thể lựa chọn một trong những cách đã nêu để thực hiện. Ví dụ: Khoản 2 (Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2000), quy định về tài sản riêng của vợ chồng, nêu: “Vợ, chồng

có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung”; hoặc tại Phần t hứ 5(Qu y đ ịn h v ề chu yể n q uy ền s ử d ụn g đ ất ), Bộ lu ật Dâ n s ự 2005, Đ iều 690, v ề g iá chuyển quyền sử dụng đất, nêu: “Giá chuyển quyền sử

dụng đất do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định”.

c) C hế tài

Chế tài là bộ phận của QPPL, nêu những biện pháp mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể trong tình huống nêu tại phần giả định không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của QPPL.

Thực chất đó là thái độ (phản ứng) của nhà nước đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những yêu cầu của nhà nước khi tham gia quan hệ pháp luật. Chế tài là một trong những biện pháp quan trọng để bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh. Vì vậy, nếu các biện pháp trong chế tài được quy định không phù hợp (quá nặng hoặc quá nhẹ) thì không phát huy được tác dụng, thậm chí là phản tác dụng.

Ví dụ: Điều 100- Bộ Luật Hình sự năm 1999, về “Tội bức tử” nêu: “Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai đến bảy năm ”.

Các biện pháp chế tài được nhà nước nêu ra trong phần chế tài của QPPL là rất đa dạng, có thể là cảnh cáo, phạt tiền, phạt tù, ..v.v. Thông thường các biện pháp chế tài được chia thành các nhóm, như chế tài hình sự, chế tài hành chính, chế tài kỉ luật, chế tài dân sự, ..v.v. Chế tài có thể cố định, tức là nêu chính xác, cụ thể một biện pháp tác động đối với chủ thể vi phạm pháp luật (thường sử dụng trong lĩnh vực dân sự, kỉ luật); cũng có thể là chế tài không cố định, tức là không nêu chính xác, cụ thể một biện pháp tác động mà quy định mức thấp nhất đến cao nhất của biện pháp tác động (thường được sử dụng trong lĩnh vực hành chính, hình sự).

Ví dụ: Khoản 1 Điều 101, Bộ lu ật Hình sự 1999. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát, quy định: “Người nào xúi giục làm người khác tự sát hoặc giúp người khác tự sát, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.

56

Dưới góc độ là các biện pháp dự kiến áp dụng đối với chủ thể khi ở vào tình huống dự liệu trong phần giả định mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng phần quy định của QPPL, chế tài tồn tại dưới các dạng như sau:

- Các biện pháp pháp lý bất lợi (hậu quả) mà chủ thể vi phạm phải gánh chịu (được sử dụng chủ yếu);

- Các biện pháp khắc phục thiệt hại, khôi phục phục lại tình trạng ban đầu. Việc áp dụng biện pháp nào, mức độ bao nhiêu là do chủ thể có thẩm quyền áp dụng QPPL lựa chọn trên cơ sở tính chất, mức độ vi phạm; nhân thân người vi phạm và các yêu tố khác có liên quan. Chủ thể vi phạm pháp luật có quyền bày tỏ thái độ của mình về biện pháp chế tài được áp dụng đối với trường hợp của mình theo những cách thức khác nhau, như khởi kiện đến cơ quan có thẩm quyền để được phán quyết hoặc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của mình theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Nhập môn pháp luật đại cương (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)