1. Trong học tập LS, em thấy Thầy/Cô có thường xuyên sử dụng“tư liệu điện tử” trong DH không?
2.3.3. Sưu tầm, chọn lọc và xử lí nguồn tư liệu điện tử
* Sưu tầm nguồn tư liệu
Đây là công việc thường xuyên, hàng ngày phải trải qua quá trình lâu dài của GV, đòi hỏi sự cần cù, phải tạo thành một thoi quen. Để co HSTLĐT đảm bảo tính chính xác, khoa học GV vừa phải mất nhiều thời gian, phải co sự hiểu biết và tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc của mình. Khi sưu tầm phải thật sự nhạy cảm với các nguồn tư liệu, nhất là những thông tin mới, cần cập nhật thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đo co thể là nguồn tư liệu thoáng qua, nhưng đôi khi lại mang giá trị rất lớn. Công việc tiến hành sưu tầm phải co kế hoạch, trải qua một quá trình từng bước, cứ như thế GV sẽ co bộ HSTLĐT đầy đủ.
Đặc điểm của việc sưu tầm TLĐT khác với việc sưu tầm nguồn tư liệu thông thường ở hình thức và cách tiếp cận nguồn tư liệu. Thông thường, việc sưu tầm nguồn tư liệu bằng cách tìm kiếm ở thư viện, sách, báo tham khảo. Nhưng việc tìm kiếm tư liệu để xây dựng HSTLĐT, ngoài cách thông thường thì chúng ta co thể tra cứu một cách nhanh chong, dễ dàng, thuận tiện qua việc khai thác kho tài nguyên khổng lồ trên mạng internet. Khi áp dụng những cách thức và những tiện ích mà internet đem lại, chúng ta co thể tìm kiếm, sưu tầm được tất cả từ nguồn tư liệu bao gồm cả kênh chữ lẫn kênh hình.
Tư liệu kênh chữ gồm toàn bộ tư liệu thành văn được xuất bản dưới dạng các tác phẩm hay các loại báo chí; co thể là tư liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo, các loại tài liệu liên quan đến đời sống xã hội thuộc các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hoa- xã hội hay các lĩnh vực tư tưởng, triết học, nghệ thuật, đạo đức, tâm lí xã hội,…cũng co thể là các sách hướng dẫn giảng dạy, các giáo án mẫu, tài liệu trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, sáng kiến kinh
nghiệm…
Tư liệu kênh hình (bao gồm kênh hình tĩnh, động; kênh hình + tiếng) như tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ, biểu đồ, thuộc nhom đồ dùng trực quy ước, phim tư liệu… Như vậy, co thể thấy rằng để xây dựng HSTLĐT chúng ta co thể tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau với nhiều cách thức khác nhau trong đo nổi bật chính là khai thác TLĐT từ nguồn internet.
Với hướng tiếp cận đo, người sưu tầm tư liệu nên lưu ý và tìm đến một vài địa chỉ của những trang website đáng tin cậy. Ví dụ, một số website chính thức của Bộ Giáo GD - ĐT như: www.moet.gov.vn hay www.edu.net.vn,... Bên cạnh đo, GV co thể đăng kí là thành viên chính thức của một số website như baigiang.violet.vn. Ngoài ra, chúng ta co thể tìm kiếm ở các địa chỉ khác như: http://www.google.com.vn hoặc http://www.map.com cũng cung cấp những nguồn tư liệu quý cho GV.
Một trong những cách thức gop phần vào việc sưu tầm nguồn tư liệu chính là dựa trên những phần mềm tiện ích phục vụ cho DH bộ môn, tùy theo nội dung bài học để khai thác, ứng dụng sao cho hiệu quả. Ví dụ như: các đĩa CD-Room, CD, VCD hay phần mềm Encatar từ 2002 đến 2014....
Đối với các khái niệm, thuật ngữ LS, GV co thể tìm kiếm qua mạng Internet khi tra cứu vào website http://www.dictionary,bachkhoatoanthu.gov.vn; historycentrsl.com; vinaseek.com; Wikipedia.org,…, hoặc hệ thống sách công cụ chuyên ngành như “Từ điển tri thức lịch sử THPT”, “Sổ tay kiến thức lịch sử”,...
* Chọn lọc và xử lí nguồn tư liệu điện tử
Đây là công đoạn tiếp theo trong quá trình xây dựng HSTLĐT, đòi hỏi GV phải co những hiểu biết sâu rộng về chuyên môn để phân loại, kiểm tra thẩm định độ chuẩn xác, khoa học của nội dung. Không chỉ thế, GV phải co những kĩ năng cơ bản về CNTT, ứng dụng các phần tin học để xử lí hiệu quả đối với tất cả các loại tư liệu.
hình nhất, để đưa vào HSTLĐT của mình. Thông thường, khối lượng tư liệu tìm được càng nhiều, càng kho cho GV chọn lọc và xử lí, vì thế GV cần bám sát nội dung SGK để lựa chọn, đảm bảo các nguyên tắc trong DHLS. Lưu ý khi sử dụng cần tính đến sự phù hợp với khả năng nhận thức của từng HS.
Thứ hai, việc xử lí nguồn tư liệu, GV sử dụng các chương trình đã cài sẵn trong máy tính thông dụng như: Microsoft Word, PowerPoint; các chương trình xử lí đồ họa và video: Windows Movie maker, Herovideo, Paint, Adobe PhotoShop… để cắt phim dựng phim, xây dựng bản đồ, thiết kế và chỉnh sửa các kí hiệu trên bản đồ, lược đồ (từ “tĩnh” chuyển sang “động”) phục vụ cho việc DHLS. Hiện nay, co rất nhiều trường phổ thông chưa co đủ các phương tiện trực quan, nhất là đồ dùng trực quan quy ước (bản đồ, lược đồ LS và địa lí,…). Tuy nhiên chúng ta co thể khắc phục được những kho khăn này, bằng cách Scan bản đồ, lược đồ trong SGK rồi đưa lên máy tính, sử dụng các chương trình đồ họa như Paint, Adobe PhotoShop để chỉnh sửa. Trong các chương trình đồ họa, GV co thể sử dụng các thanh công cụ trên thanh Menu Dawing, Picture để vẽ và tô mầu sắc (theo ý muốn).