0
Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Những biểu hiện về tính tích cực của HS trong DHL Sở trường THPT

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỒ SƠ TƯ LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 THPT(CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH (Trang 30 -32 )

THPT

Nhận thức tích cực

Theo tâm lí học: tính tích cực của HS co mặt tự phát và mặt tự giác: Mặt tự phát: là những yếu tố tiềm ẩn, bẩm sinh thể hiện ở tính tò mò, hiếu kì, hiếu động, linh hoạt và sôi nổi trong hành vi mà trẻ đều co ở những mức độ khác nhau.

Mặt tự giác: là trạng thái tâm lí co mục đích và đối tượng rõ rệt, do đo co hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng đo. Tính tích cực tự giác thể hiện ở oc quan sát, tính phê phán trong tư duy, trí tò mò khoa học.

Nhận thức tích cực còn biểu hiện sự nỗ lực của chủ thể khi tương tác với đối tượng trong quá trình học tập, nghiên cứu; thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở mức độ cao các chức năng tâm lí (như hứng thú, chú ý, ý chí...) nhằm đạt được mục đích đặt ra với mức độ cao.

Từ những quan điểm trên, theo chúng tôi hiểu:

Nhận thức tích cực là quá trình nhận thức chủ động, tự giác của chủ thể, nhằm chiếm lĩnh đối tượng nhận thức bằng sự nỗ lực cao của hoạt động trí tuệ và sự huy động tối ưu các chức năng tâm lý, dựa trên nền tảng

của hứng thú và khát vọng sáng tạo.

Những biểu hiện về tích cực của HS trong DHLS ở trường THPT

Nhận thức lịch sử, và theo đo là nhận thức tích cực trong DHLS, bên cạnh những cái chung còn co những cái riêng.

Tính riêng của nhận thức tích cực trong DHLS được quy định bởi chính đặc trưng của nhận thức lịch sử và DHLS, với những nội dung cơ bản dưới đây:

Một là, nhận thức lịch sử là nhận thức về các sự kiện đã xảy ra trong quá

khứ mà hiện không tồn tại vẹn nguyên trong thực tiễn. Do đo, nhận thức lịch sử chủ yếu không phải nhận thức bằng con đường trực tiếp hoặc tiến hành các thí nghiệm như nhiều môn học khác. Việc tiếp nhận kiến thức quá khứ đòi hỏi tính trừu tượng rất cao và oc tưởng tượng rất phong phú, để dựng lại hình ảnh chân thật về một sự kiện đã qua, mà sự kiện đo không còn tồn tại trong hiện tại.

Hai là, nhận thức lịch sử, xét cho đến cùng là tìm hiểu bản chất của quá

khứ chứ không phải chỉ là nhận thức ở bề ngoài, là kể lại diễn biến sự kiện, mà là nhận thức bản chất của sự kiện, của quy luật phát triển của xã hội. Bản chất của sự kiện lịch sử không bao giờ bộc lộ trực diện và trực tiếp ở những biểu hiện bên ngoài mà giác quan của con người co thể trực tiếp cảm nhận được. Đây cũng là một trong những đặc điểm chung của quá trình nhận thức bản chất của mọi sự vật, hiện tượng.

Trong tính thống nhất và hệ thống của mình, bản chất của quá trình lịch sử thể hiện ở những khái niệm trừu tượng, thông qua những khái niệm trừu tượng, từ ở mức độ thấp trong phạm vi bản chất một sự kiện, của một giai đoạn lịch sử cụ thể, đến bản chất của một thời đại, một thời kỳ lịch sử, cũng như cả quá trình phát triển của lịch sử nhân loại.

Ba là, nhận thức bản chất của sự kiện, của quá trình lịch sử - mặc dù rất

quan trọng – nhưng chưa phải là mục tiêu cuối cùng của nhận thức lịch sử noi chung và hoạt động DHLS noi riêng. Vấn đề ở chỗ, phải khai thác được giá trị của sự kiện lịch sử cho việc giáo dục thế giới quan và nhân sinh quan của HS,

là vận dụng việc hiểu biết quá khứ vào thực tiễn cuộc sống. Đo là một nguyên tắc rất cơ bản của hoạt động dạy học [33].

Từ những nội dung trên đây, theo chúng tôi, co thể hiểu khái quát:

Nhận thức tích cực trong học tập lịch sử là quá trình nhận thức chủ động, tự giác của người học, nhằm chiếm lĩnh tri thức lịch sử bằng sự nỗ lực cao của hoạt động trí tuệ và tự huy động tối ưu các chức năng tâm lý dựa trên nền tảng của hứng thú và khát vọng sáng tạo, phù hợp với đặc trưng, bản chất của tri thức lịch sử và vận dụng sáng tạo tri thức đó vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỒ SƠ TƯ LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 10 THPT(CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH (Trang 30 -32 )

×