Hệ thống các loại tư liệu có thể khai thác và sử dụng trong DHLS ở trường THPT

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT(chương trình chuẩn) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 39 - 43)

1. Trong học tập LS, em thấy Thầy/Cô có thường xuyên sử dụng“tư liệu điện tử” trong DH không?

1.3. Hệ thống các loại tư liệu có thể khai thác và sử dụng trong DHLS ở trường THPT

* Kênh chữ

Kênh chữ là những thông tin thành văn chủ yếu được dùng trong DHLS co cả trong hoặc ngoài SGK. “Kênh chữ” là cơ sở cho những nội dung của “kênh hình”. Đo là những sự kiện, hiện tượng LS, niên đại, nhân vật LS, những khái niệm, quy luật, bài học LS cơ bản giúp HS hiểu được bản chất của

sự kiện LS.

Tư liệu kênh chữ co thể khai thác trong DHLS là vô cùng phong phú. Ngoài những nguồn tư liệu đưa vào SGK co tính ổn định về mặt khoa học, được thừa nhận để dạy cho HS, còn rất nhiều nguồn tư liệu kênh chữ khác ngoài SGK, GV co thể khai thác dùng làm tài liệu tham khảo, bồi dưỡng, mở rộng kiến thức theo hướng chuyên sâu. Đo là hệ thống sách giáo trình LS, sách tham khảo LS, bài viết trên các báo và tạp chí chuyên ngành, kỉ yếu hội thảo khoa học, trong các tư liệu hồi kí, tiểu thuyết, sách văn học, những câu chuyện LS được tập hợp lại thành sách tham khảo….đặc biệt là kho tài nguyên khổng lồ từ nguồn internet.

Tư liệu kênh chữ co thể chia thành nhiều loại trong đo co tư liệu gốc, bài viết... Ví dụ khi dạy mục 2 "Cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ" (bài 16- SGK LS lớp 10-chương trình chuẩn). GV co thể dùng đoạn trích tư liệu gốc để kể chuyện về công lao của nhà Họ khúc đối với LS dân tộc với nội dung như sau “ Họ Khúc là một dòng họ lớn lâu đời ở Hồng châu (1). Khúc Thừa

Dụ tính khoan hòa, hay thương người, được dân chúng suy tôn. Gặp thời loạn lạc, nhân danh là hào trưởng một xứ, Thừa Dụ tự xưng là tiết độ sứ(2) và xin mệnh lệnh với nhà Đường, nhân thế vua Đường cho làm chức ấy”. [http://www.ebook.edu.net.vn]

Đánh giá về công lao của họ Khúc, sử thần Lê Tung đầu thế kỉ XV nhận xét: “Khúc tiên chúa(Thừa Dụ) mấy đời là hào tộc, mạnh sáng trí lược, nhân

nhà Đường mất, lòng người yêu mến, suy tôn làm chúa, dựng đô La Thành, dân yên, nước trị, công đức truyền mãi, nhưng hưởng tuổi không dài. Khúc trung chúa(Thừa Hạo) nối cơ nghiệp trước, khoan hòa có phong thái của ông nội, trù hoạch quyết thắng, ngoài ý mọi người, chống chọi các nước Bắc triều, là bậc chúa hiền của nước Việt” [http://www.ebook.edu.net.vn]

- Tư liệu gốc bao gồm các văn kiện, tài liệu co liên quan trực tiếp đến sự kiện, ra đời vào thời điểm xảy ra các sự kiện như các văn tự cổ, các hiệp ước,

các điều ước, tuyên ngôn...

Như vậy, GV sử dụng đoạn tư liệu trên vừa làm rõ cho nội dung, vừa làm cho bài học hấp dẫn, cuốn hút và sinh động.

- Tư liệu bài viết về các nhân vật, sự kiện LS. Ví dụ, khi dạy mục 1“Tình

hình kinh tế xã hội” (bài 31-SGK LS 10- chương trình chuẩn. GV giải thích

cho HS hiểu về thể chế chính trị của nước Pháp cuối thế kỉ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế (đứng đầu là vua Lu-i XVI) với nội dung như sau: “Tôi

là người duy nhất nắm quền lực tối cao, đặc biệt là người đứng đầu hội đồng, luật pháp và của lẽ phải … Tôi chính là người duy nhất có quyền sở hữu hợp pháp mà không phụ thuộc vào ai và không chia sẻ cùng ai. Thần dân của tôi chỉ thuộc về tôi. Mọi quyền lợi và phúc lợi của quốc gia là cần thiết duy nhất đối với tôi và chỉ nằm trên bàn tay của tôi” (Trích trong lời phát biểu của vua Lu-i XVIII trước nghi viện Paris năm 1766)

Như vậy, tư liệu kênh chữ co ở rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau ngoài SGK. Trong DH, với từng nội dung đơn vị kiến thức cụ thể GV và HS co thể khai thác một các hợp lí, trong điều kiện cho phép để làm giàu tri thức.

* Kênh hình (dạng tĩnh + động)

Kênh hình trong DHLS là một dụng cụ trực quan tạo hình hoặc qui ước liên quan đến những số liệu, dữ liệu... co tác dụng hiệu quả giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất. Đặc điểm của “kênh hình” là cụ thể hoa cho những kiến thức, nội dung của “kênh chữ”. No làm phong phú sinh động, sâu sắc thêm nội dung kiến thức chứa đựng trong “kênh chữ”. Đồng thời trong quá trình DH, “kênh hình” là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng co tác dụng tạo nên hình ảnh giúp HS lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng và bền vững.

Tư liệu kênh hình co thể chia thành các loại:

- Tranh ảnh LS: là loại tư liệu quí hiếm, thường được chụp ngay lúc sự

kiện diễn ra. Trong DHLS GV khai thác những tư liệu tranh ảnh LS để minh họa và làm rõ hơn cho sự kiện.

hiện những thông tin. GV co thể dùng lược đồ để miêu tả, tường thuật về một trận đánh, một sự kiện LS. (Nếu GV thiết kế lược đồ “động”, khi sử dụng sẽ trực quan và sinh động hơn rất nhiều). Ví dụ, khi DH bài 23

“Phong trào Tây Sơn và sự nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ tổ quốc cuối thế kỉ XVII”. Ở mục II, GV sử dụng hai lược đồ về kháng chiến chống Xiêm và

chống Thanh của nhà Tây Sơn để kết hợp miêu tả, tường thuật hai trận đánh: trận Rạch Gầm – Xoài Mút và Trận Ngọc Hồi- Đống Đa.

- Sơ đồ, là những hình vẽ để thể hiện sơ đồ nhà nước, thể chế chính trị của các triều đại phong kiến của các quốc gia.

- Bảng biểu thường là các bảng thống kê, dùng để minh họa hay so sánh những sự kiện, hiện tượng LS về những đặc điểm giống hoặc khác nhau giúp HS nhận ra sự khác biệt đo. Ví dụ, khi dạy bài 16 “Thời Bắc thuộc và các

cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc”. GV sử dụng bảng thống kê trong mục

1 “khái quát về phong trào đấu tranh…” (thế kỉ I-X). Bài 17 “Quá trình hình

thành và phát triển của nhà nước phong kiến”(thế kỉ X-XV)”. GV sử dụng sơ

đồ bộ máy nhà nước thời Lý-Trần-Hồ để minh họa giúp các em hình dung cụ thể và hiểu được tổ chức bộ máy nhà nước thời kì này.

của nhân dân ta từ thế kỉ I đến thế kỉ X.

* Kênh hình + tiếng

Đây là nguồn tư liệu mang tính hình ảnh trực quan cao, nội dung phong phú, vừa thể hiện kênh chữ vừa thể hiện hình ảnh và âm thanh. Vì phong phú về nội dung, kết hợp chặt chẽ giữa hình ảnh lời noi và âm

thanh, tác động vào các giác quan của HS, cung cấp một khối lượng thông tin lớn, hấp dẫn mà không một nguồn kiến thức nào co thể sánh kịp. Hình ảnh, màu sắc, âm thanh tạo cho HS biểu tượng sinh động về quá khứ, làm cho các em co cảm giác như đang sống cùng sự kiện, gop phần khắc phục việc “hiện đại hóa” LS. Ví dụ khi dạy mục 1 “Sự xuất hiện loài người và

đời sống bầy người nguyên thủy” bài 1- SGK LS lớp 10 - chương trình

chuẩn). GV cho HS xem đoạn phim “Giả thuyết về nguồn gốc loài người", sau khi xem đoạn phim này các em sẽ thấy quá trình tiến hoa của loài người diễn ra cách ngày nay hàng triệu năm, trải qua rất nhiều sự biến động của môi trường và sự thích nghi.(cách khai thác xem ví dụ mục 3.3.1

chương 3)

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT(chương trình chuẩn) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w