Chương trình và mục tiêu bài học

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT(chương trình chuẩn) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 61 - 64)

- Kênh hình: bao gồm hệ thống phim tư liệu, tranh ảnh, lược đồ LS, sơ

2.4.2.1. Chương trình và mục tiêu bài học

* Chương trình môn LS.

Chương trình SGK là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành quá trình DH ở trường THPT. "Chương trình của bộ môn LS ở trường phổ THPT

là một văn kiện có tính pháp quy của nhà nước do Bộ GD - ĐT ban hành quy định những vấn đề cơ bản mà thầy giáo thực hiện một cách chủ động, sáng tạo, HS phải tiếp nhận, thể hiện một cách độc lập, thông minh kết quả học tập theo những yêu cầu, quy định của chương trình" [52; 70]

Chương trình được xây dựng trên cơ sở mục tiêu đào tạo, tình hình, nhiệm vụ cụ thể của đất nước, nội dung cơ bản của môn học, yêu cầu về trình độ mà mà người học phải đạt được.

Chương trình môn LS phải xác định rõ vị trí, mục tiêu của môn học, nội dung, gợi ý PP, dự kiến kế hoạch dạy và học môn LS ở trường THPT. Chương trình các môn học noi chung, môn LS ở trường THPT noi riêng là sản phẩm của những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoa, khoa học kĩ thuật, …, của một thời kì, một giai đoạn LS nhất định. Không co một chương trình môn học nào là tồn tại bất biến vĩnh viễn, no thường “tĩnh” hơn so với sự phát

triển của xã hội. Cho nên thời gian áp dụng của một chương trình môn học chỉ khoảng 10 đến 15 năm.

Từ lớp 4 đến lớp 12, LS trở thành một môn học (ở Tiểu học, co LS Việt Nam, các lớp THCS và THPT đều co khoa trình LS Việt Nam và LS thế giới.

Chương trình LS ở các cấp, được xây dựng theo nguyên tắc đồng tâm kết hợp với đường thẳng, co phân biệt mức độ, yêu cầu cần đạt.

Đối với chương trình môn LS THPT ở mỗi khối lớp, SGK gồm hai bộ theo chương trình chuẩn và nâng cao, được thực hiện đại trà từ năm 2006 như sau:

Lớp 10, SGK chương trình chuẩn với ba phần nội dung phần 1: LS thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại; phần 2: LS Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX; phần 3: LS thế giới cận đại. Đối với chương trình nâng cao gồm 2 phần nội dung, phần 1: LS thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại; phần 2: LS Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX.

Lớp 11, SGK chương trình chuẩn với ba phần nội dung phần 1: LS thế giới cận đại (tiếp theo); phần 2: LS thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945); phần 3: LS Việt Nam (1858-1918). Chương trình SGK nâng cao gồm ba phần nội dung, phần 1: LS thế giới cận đại (từ giữa thế kỉ XVI – Cách mạng tháng Mười); phần 2: LS thế giới hiện đại (phần từ năm 1917 đến năm 1945); phần 3: LS Việt Nam (1858-1918).

Lớp 12, SGK chương trình chuẩn và nâng cao đều thực hiện với hai phần nội dung, phần 1: LS thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000; phần 2: LS Việt Nam từ năm 1919 đến đến năm 2000.

Ngoài ra, chương trình môn LS THPT còn co bộ tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng ở cả ba khối lớp do Bộ GD – ĐT ban hành. Chuẩn kiến thức, kĩ năng co tac dụng thống nhất chỉ đạo DH, kiểm tra đánh giá trên phạm vi toàn quốc, nhằm đạt được các yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà HS ở tất cả các vùng miền khác nhau trên phạm vi cả nước cần phải và co thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài, chủ đề, chủ điểm…).

Như vậy, chương trình môn LS THPT với hai bộ SGK theo chương trình chuẩn và nâng cao, về tổng thể, nội dung của hai bộ sách này giống nhau. Song, chương trình nâng cao co nội dung sâu sắc hơn và cụ thể hơn.

*Mục tiêu bài học

Trong quá trình DH noi chung, DHLS noi riêng, khi tiến hành mỗi bài học LS, đầu tiên GV phải xác định được mục tiêu bài học đo. Mục tiêu bài học được xác định càng cụ thể, rõ ràng bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Mỗi một bài học LS đều phản ánh một nội dung cơ bản, nhằm đạt được một mục tiêu nhất định. Mục tiêu của bài học LS chính là “cái đích phải đạt đến mức

độ được quy định, là "sự cam kết” của thầy và trò trong DHLS”[12 ; 33] “Mục tiêu (mục đích- yêu cầu) được xác định đúng là cơ sở để GV lựa chọn – trên cơ sở khoa học vững chắc – tài liệu LS của bài- những sự kện LS cụ thể, những biểu hiện, khái niệm- xác định mức độ trình bày các sự kiện, hiện tượng hợp lí, có hiệu quả, tiến hành việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, rèn luyện cho học sinh. Đồng thời, việc xác định rõ ràng, chính xác mục tiêu bài học giúp GV lựa chọn một cách đúng đắn, hợp lí các hình thức, PP, phương tiện DH để đạt hiệu quả cao nhất”.[53; tr. 120]

Căn cứ vào mục tiêu đào tạo, chức năng, nhiệm vụ của bộ môn cũng như trong thực tế DHLS, chúng ta thấy rằng nội dung mục tiêu của từng bài học phải bao gồm các yêu cầu về nhiệm vụ: giáo dưỡng (kiến thức), giáo dục (tư tưởng, tình cảm) và phát triển (các năng lực nhận thức, thực hành trong đo co tư duy, kĩ năng, kĩ xảo,…) cho HS.

Nhiệm vụ kiến thức: GV nghiên cứu kĩ nội dung chương trình của từng

cấp học, bậc học, bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của từng chương, từng bài học cụ thể, thậm chí đến nội dung từng đề mục, để xác định nội dung trọng tâm của bài học đo. Những sự kiện quan trọng, cơ bản, mức độ trình bày các sự kiện chủ yếu, làm sáng tỏ những nội dung chính của những sự kiện cơ bản, hình thành khái niệm, rút ra được quy luật, bài học LS cần thiết, từ đo tiến hành các hoạt động thực hành, kiểm tra, đánh giá HS.

Nhiệm vụ giáo dục: thông qua các hoạt động nhận thức với đặc trưng của

kiến thức LS, GV tiến hành giáo dục về thái độ, tư tưởng, tình cảm cho HS. Đây là một ưu thế của đặc thù bộ môn LS, tuy nhiên GV cũng phải bám vào nhiệm vụ giáo dục chung của cả khoa trình, đồng thời phải dựa vào nội dung cụ thể của từng bài học. Như vậy sẽ không rơi vào những thiếu sot của bệnh “công thức”, “ giáo điều” trong việc giáo dục HS qua một bài học LS cụ thể.

Nhiệm vụ phát triển: GV dựa vào danh mục những kĩ năng quy định

trong chương trình LS mỗi lớp, đặc điểm trình độ của từng đối tượng HS phù hợp với với từng đơn vị nội dung kiến thức của bài học mà xác định cụ thể. Ví dụ, khi dạy tiết 1 bài 11“Tây Âu thời hậu kì trung đại”, mục tiêu của bài học được xác định như sau:

Về kiến thức:

- Giúp học sinh hiểu được nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát

kiến địa lí. Phân biệt được giữa nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí.

- Biết và hiểu được vai trò, ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí trong LS.

Về thái độ, tình cảm:

Giáo dục tinh thần dũng cảm, khám phá cái mới, tinh thần đoàn kết các dân tộc, đồng thời giúp HS hiểu giá trị của lao động, căm gét sự boc lột.

Về kĩ năng:

Biết mô tả các cuộc phát kiến địa lí trên bản đồ thế giới hoặc quả địa cầu, nâng cao kĩ năng phân tích các sự kiện từ đo co thể khái quát rút ra kết luận.

Như vậy mục tiêu của bài học nếu được xác định rõ ràng, GV sẽ khắc sâu kiến thức cơ bản, trọng tâm cho HS. Mục tiêu được xác định đúng là cơ sở để giúp GV xây dựng, lựa chọn nguồn tư liệu đúng đắn, hợp lí, từ đo đưa ra các hình thức, PPDH để đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT(chương trình chuẩn) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w