thác nội dung kênh hình sau:
GV cần khai thác và sử dụng những tranh ảnh như: Quá trình tiến hóa từ
vượn cổ thành người hiện đại, Sự phát triển thể tích hộp sọ của người Homo, Người vượn sống trong hang động và mái đá (tranh minh họa), Tranh vẽ một cảnh kiếm sống của người nguyên thủy.
Hình 8: Một số tranh ảnh tiêu biểu GV sử dụng khi DH bài 1.“ Sự xuất hiện
loài người và bầy người nguyên thủy
GV sử dụng những tranh ảnh trên vào mục 1“Sự xuất hiện loài người và
đời sống của người nguyên thủy”
bằng giáo án điện tử. GV căn cứ vào nội dung từng đơn vị kiến thức của mục này mà sử dụng tranh ảnh cho
phù hợp, để thiết kế trên các slide. Tùy theo ý tưởng, cách thức mà GV thiết kế một hay nhiều tranh ảnh trên một slide, GV lưu ý cần co câu hỏi đi kèm với tranh ảnh, nếu kênh hình đo không chỉ để minh họa mà còn phải khai thác“kiến thức ẩn”
-Phim tư liệu:
GV sử dụng những đoạn phim tài liệu“Giả thuyết nguồn gốc loài người,
Quá trình tiến hóa từ cá thành người”
Hình 9: phim tài liệu GV sử dụng khi DH bài 1.“Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy”
Trước khi HS xem phim, GV đưa ra câu hỏi định hướng như sau: Trong
trí tưởng tượng của các em, Người nguyên thủy có hình dáng và cuộc sống như thế nào? Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và hướng dẫn HS xem đoạn phim.
Đoạn phim“giả thuyết nguồn gốc loài người”, GV thiết kế trên slides giáo án điện tử, chiếu cho HS xem ngay khi vào đầu giờ học để giới thiệu dẫn dắt vào bài, tạo sự chú ý và hứng thú cho HS ngay từ bài học đầu tiên của chương trình LS lớp 10. Khi xem xong cho các em khoảng thời gian ngắn suy nghĩ, GV dẫn dắt bằng những câu hỏi như: Đoạn phim ngắn các em vừa theo
dõi đưa chúng ta trở lại với quá khứ của thời kì nào trong LS? Các em đã nghe và thấy được những gì?... GV co thể mở tiếng hoặc tắt tiếng, tùy vào ý
tưởng, PP sử dụng để khai thác co hiệu quả; Đoạn phim “Quá trình tiến hóa từ cá thành người”, GV thiết kế vào slide cuối mục 1 để chiếu cho HS xem
mang tính chất minh họa cho kiến thức kênh chữ trong SGK, cũng là một thông tin giúp kích thích tư duy HS, khơi gợi những ý tưởng sáng tạo cho
những cách tiếp cận, khám phá cái mới trong quá trình học tập.