Sử dụng kênh hình trong HSTLĐT hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mớ

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT(chương trình chuẩn) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 90 - 95)

- Kênh hình là lược đồ, nếu thời gian cho phép GV sử dụng bản đồ thế

3.1.4. Sử dụng kênh hình trong HSTLĐT hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mớ

kiến thức mới

Trong cách phân loại bài học LS ở trường phổ thông hiện nay thì bài học nghiên cứu kiến thức mới chiếm 80% thời lượng của chương trình. Thời lượng còn lại là các bài ôn tập, sơ kết, tổng kết và kiểm tra. Chính vì vậy, chất lượng DHLS phụ thuộc phần lớn vào các bài nghiên cứu kiến thức mới. Co nhiều biện pháp gop phần nâng cao hiệu quả bài nghiên cứu kiến thức mới. Ở phần này, luận văn đề cập đến PP, biện pháp sử dụng kênh hình trong HSTLĐT hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới.

Đối với bài tìm hiểu kiến thức mới, ngoài những kiến thức co trong SGK, GV cần khai thác thêm những tư liệu bên ngoài SGK để phục vụ cho việc DH. Công việc này đối với mỗi GV dạy LS, họ luôn trăn trở tìm tòi, sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy, từng năm công tác. Để mỗi giờ lên lớp, GV không chỉ sử dụng SGK và noi lại những gì co trong sách. Sẽ là thiếu sot, nhàm chán và tẻ nhạt nếu GV không sử dụng những nguồn tư liệu khác nhau trong đo co hệ thống kênh hình hết sức phong phú, đa dạng để hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới theo hướng tích cực. Để co được hệ thống kênh hình đa dạng, đảm bảo tính trực quan sinh động, GV phải nỗ lực hết

mình không ngừng tìm tòi, học hỏi mới co những sản phẩm chất lượng như: lược đồ điện tử (động), phim tư liệu, câu chuyện lịch sử bằng hình ảnh.., nếu là tranh ảnh thì phải là tranh ảnh mầu, sắc nét… , tất cả đều đã co trong HSTLĐT. Khi sử dụng, GV kết hợp với các phương tiện DH hiện đại, ứng dụng tốt CNTT thì quá trình DH sẽ trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng và thuận lợi. Đây là ưu điểm vượt trội mà các cách làm truyền thống không giải quyết đươc. (Ví dụ, khi dạy mục 1 “Sự ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á”

và mục 2 “Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á” (bài 8-SGK LS 10). Kênh hình này là lược đồ giáo khoa điện tử được

thiết kế trên phần mềm Power Point. Khi sử dụng co sự hỗ trợ của máy tính kết nối với máy chiếu (Projector). Căn cứ vào mục tiêu và chuẩn kiến thức, kĩ năng của bài, GV sử dụng lược đồ hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới.

Trong mục 1, GV sử dụng lược đồ chiếu lên màn hình để HS cả lớp quan sát. GV dùng que chỉ hoặc bút chỉ (bằng tia laze) chỉ vị trí và giải thích các kí hiệu trên lược đồ giúp HS nhận biết kí hiệu quy ước (nếu co chú thích), sau đo GV giới thiệu cho HS biết về đặc điểm địa lí và điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á, giúp HS co được biểu tượng cụ thể và hình dung khu vực Đông Nam Á như thế nào? Nếu đối tượng HS lớp khá, giỏi sau khi chiếu lược đồ ở hiệu ứng đầu tiên (hình ảnh là lược đồ câm không co chữ hoặc không chú thích), GV co thể đặt câu hỏi Quan sát lược đồ trên màn hình em hãy cho

vực này.? Sau khi HS trình bày ý của mình + ý kiến của các bạn khác trong

lớp, cuối cùng GV nhận xét chốt lại và chuyển ý. Với đặc điểm địa lí và điều kiện tự nhiên như vậy có tác động gì đến sự ra đời của các vương quốc cổ ở đây? Em nào có thể chỉ được trên lược đồ một số vương quốc tiêu biểu? HS

dựa vào SGK và lược đồ để trả lời câu hỏi trên. GV nhận xét và bổ sung những nội dung chưa thỏa đáng và chốt lại. Cùng với nội dung này GV dùng thao tác kĩ thuật trên máy tính nhấn vào phím mũi tên trên bàn phím hoặc bấm ở bút điều khiển từ xa để xuất hiện toàn bộ các vương quốc cổ Đông Nam Á trên màn hình. Đây vừa là một đáp án, đồng thời là thông tin phản hồi của GV đối với HS cả lớp một cách nhanh chong và chính xác.

Tương tự với mục 2, khi noi về các quốc gia phong kiến Đông Nam Á, GV khai thác nội dung kênh hình để hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới bằng câu hỏi: Quan sát trên lược đồ em có nhận xét gì về sự phân bố của các

vương quốc cổ? Cơ sở nào dẫn đến sự hình thành các quốc gia phong kiến hùng mạnh sau này?. Trên cơ sở lược đồ và nội dung SGK, HS từng bước trả

lời câu hỏi này. Cuối cùng GV nhận xét, chốt ý và chiếu toàn bộ các quốc gia phong kiến trên lược đồ để cụ thể hoa nội dung bài học cho HS.

Như vậy, việc sử dụng kênh hình là lược đồ trong HSTLĐT để hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới là một biện pháp hữu ích giúp HS chủ động, tích cực trong việc lĩnh hội kiến thức.

Đối với kênh hình là tranh ảnh, đây là loại đồ dùng trực quan tạo hình, no minh họa, cụ thể hoa nội dung, sự kiện LS. Tranh ảnh LS giữ vai trò vị trí quan trọng đối với bài học LS, chủ yếu được sử dụng trong bài học nghiên cứu kiến thức mới, giúp nâng cao hiệu quả việc tạo biểu tượng cho HS về nhân vật, thành tựu văn hoa vật chất, các hiện tượng, sự kiện LS cơ bản, được nhắc đến trong SGK. Trong quá trình tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới, GV co nhiều biện pháp sử dụng tranh ảnh trong giảng dạy LS như: tranh ảnh LS được sử dụng với dạng thức minh họa cho kênh chữ, là nguồn cung cấp kiến thức cho SGK, tranh ảnh chân dung nhân vật LS và tranh ảnh phản ánh một số biến cố trọng đại của LS… Ở đây, chúng tôi đề cập tới khía cạnh,

tranh ảnh LS được trình bày với tư cách minh họa cho kênh chữ, đồng thời là nguồn cung cấp thông tin cho sự kiện LS được nhắc tới trong SGK, gop phần làm cho bài học sinh động và hấp dẫn hơn. Ví dụ khi dạy Mục 1"Những

thành tựu về khoa học – kĩ thuật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX" (bài 34- SGK

LS 10), co rất nhiều hình ảnh liên quan đến nội dung bài học như: hình Pi-e

Quy-ri và Ma-ri Quy-ri trong phòng thí nghiệm, hình xe động cơ đầu tiên ở Đức (1886) và hình chiếc máy bay đầu tiên (1903)

Với hình ảnh Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri

trong phòng thí nghiệm được sử dụng để noi về

những phát minh khoa học trong lĩnh vực Vật lí và Hoa học sau khi nêu lên những phát minh lớn, GV cho HS quan sát bức ảnh và giới thiệu “đây là bức ảnh chụp hai vợ chồng Pi-e Quy-ri

và Ma-ri Quy-ri đang làm việc trong phòng thí

nghiệm”, rồi đặt câu hỏi: Em biết gì về vợ

chồng Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri?

HS trả lời xong, GV dựa vào nội dung

kênh hình để phản hồi thông tin một cách ngắn gọn, giới thiệu tiểu sử và những cống hiến của hai nhà bác học này. Để gây sự chú ý và tò mò của HS, GV co thể đặt câu hỏi trong quá trình khai thác kênh hình như: Các em có biết ai là người phụ nữ đầu tiên được cử làm giáo sư trường Đại học Tổng hợp Xooc-bon (Pháp)? Ma-ri Quy-ri là người phụ nữ duy nhất nhận được giải thưởng Nô-ben ở hai lĩnh vực khoa

học khác nhau, các em có biết đó là lĩnh vực nào không?

Hình ảnh xe co động cơ đầu tiên ở Đức (1886) và chiếc máy bay đầu tiên (1903) được sử dụng để noi về những phát minh khoa học trong lĩnh vực kĩ thuật. Với hình ảnh xe động cơ đầu tiên ở Đức (1886)

GV hướng dẫn HS quan sát bức hình và co thể đặt câu hỏi: Các em có biết ai

là người phát minh ra chiếc động cơ này không? Nhìn bề ngoài các em thấy xe động cơ có hình dáng như thế nào? Nó có thể chở được bao nhiêu người? các em thử đoán nó có sức mạnh bao nhiêu mã lực và tốc độ chạy khoảng bao nhiêu km/giờ?

Đối với chiếc máy bay đầu tiên (1903), GV co thể khai thác kênh hình này dưới dạng kể chuyện LS ngắn gọn, tạo nên sự tò mò, chú ý ở HS. GV vừa cho HS quan sát bức hình đồng thời dẫn dắt các em vào câu chuyện mình kể với nội dung bài viết co trong HSTLĐT.

Như vậy, việc sử dụng kênh hình là hệ thống tranh ảnh LS trong HSTLĐT cho thấy sự đổi mới về cách thức và PP sử dụng đồ dùng trực quan trong DHLS theo chiều hướng tích cực. Trong quá trình sử dụng, GV phải căn cứ vào nội dung bài học, đặc điểm của kênh hình, khả năng nhận thức của HS để co các biện pháp sử dụng thích hợp.

Ngoài việc hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức bài mới thông qua hệ thống tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ, niên biểu, GV cũng co thể sử dụng kênh hình + tiếng. Đo chính là phim tài liệu được GV xây dựng, sưu tầm, chọn lọc để đưa vào HSTLĐT, sắp xếp theo từng bài học. Khi sử dụng, GV chỉ cần vào thư mục “Kênh hình --> phim tư liệu” sau đo coppy đoạn phim đo đưa vào thiết kế kế hoạch bài học bằng giáo án điện tử để tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức mới. Hệ thống phim tư liệu ở đây là loại phim tài liệu khoa học, được xây dựng (dựng lại) dựa trên những hình ảnh co thật, hoặc những thước phim LS ghi lại những biến cố của sự kiện, hiện tượng, nhân vật LS xẩy ra tại thời điểm, co tính tư tưởng, giáo dục cao. Do vậy no phải đảm bảo tính chính xác, chân thực của quá khứ. Phim tài liệu là loại kênh hình đặc biệt kết hợp giữa hình ảnh với âm thanh một cách sinh động, vì thế no tác động mạnh mẽ đến thị giác, thính giác, giúp cho quá trình thu nhận thông tin của HS dễ dàng hơn.

126-128] chúng ta co thể sử dụng nguồn tư liệu trong HSTLĐT là những thước phim tài liệu để tổ chức cho HS tìm hiểu kiến thức mới ở những khía cạnh sau: GV sử dụng phim tài liệu để minh họa, cụ thể hoa cho sự kiện hay hiện tượng LS đang học; hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của đoạn phim liên quan đến kiến thức cơ bản cuả bài học hay dùng phim tài liệu để dẫn dắt vào bài học mới. Cho dù GV khai thác phim tài liệu trong DHLS như thế nào, cũng không phải là “xem cho vui” mà phải định hướng HS hiểu kiến thức thông qua những đoạn phim tư liệu một cách chủ động, phát huy tích cực của người học.

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT(chương trình chuẩn) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 90 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w