Kênh hình của bài học

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT(chương trình chuẩn) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 71 - 74)

- Kênh hình: bao gồm hệ thống phim tư liệu, tranh ảnh, lược đồ LS, sơ

2.4.2.4. Kênh hình của bài học

Kênh hình hỗ trợ trong DH noi chung, môn LS ở trường phổ thông noi riêng không chỉ là công cụ, nội dung chứa đựng, chuyển tải lượng thông tin tới GV trong quá trình giảng dạy, mà còn là nguồn tri thức phong phú đa dạng, nhằm phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực nhận thức cho HS. Sử dụng kênh hình trong DH hiệu quả sẽ gop phần quan trọng vào đổi mới PP dạy – học của GV và HS chống lại việc “dạy chay”,“học chay”(một tình trạng khá phổ biến trong DHLS ở nhiều trường phổ thông hiện nay).

Theo chức năng và mục đích sử dụng, các nhà lí luận DH bộ môn và tác giả viết SGK LS chia kênh hình làm 5 loại chủ yếu trong bài học LS: kênh hình dùng để cụ thể hoa nội dung một sự kiện LS quan trọng trong nội dung bài học; kênh hình co nhiệm vụ cung cấp thông tin cho HS (thường là tranh ảnh, tư liệu LS); kênh hình vừa cung cấp thông tin, vừa minh họa cho kênh chữ trong SGK, thường kèm theo một số thông tin bên cạnh để HS tự đọc và tìm hiểu; kênh hình dùng để rèn luyện kĩ năng thực hành, kiểm tra kiến thức HS. [36; 18-20].

Kênh hình trong DHLS được phân chia thành những loại khác nhau, để co những cách thức, PP tổ chức khai thác một cách co hiệu quả đối với nội dung từng loại kênh hình. Đây là nhom đồ dùng DH đảm bảo nguyên tắc trực quan, một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận DH, được thể hiện trong bài giảng điện tử, co ý nghĩa thực tiễn rất cao nhằm tạo cho HS những biểu tượng và hình thành khái niệm trên cơ sở quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa. Tất cả đều được thể hiện một cách đa dạng, phong phú và sinh động của hệ thống kênh hình trong DH noi chung, DHLS noi riêng. Hệ thống kênh hình co vai trò rất lớn trong việc giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu về những tri thức LS, hình ảnh được giữ lại một cách vững chắc trong trí nhớ chúng ta chính là hình ảnh mà chúng ta thu nhận được bằng trực quan.

Hệ thống kênh hình trong chương trình LS phổ thông noi chung, LS lớp 10 THPT- chương trình chuẩn noi riêng là hết sức phong phú và đa dạng trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, phản ánh mọi mặt sự phát triển của LS,

đáp ứng những yêu cầu về mặt khoa học và sư phạm. Đây là một phần quan trọng không thể thiếu trong HSTLĐT, no giúp HS trực tiếp quan sát, ghi nhớ LS chính xác nhất.

Đối với những hình vẽ, tranh ảnh chiếm một tỉ lệ khá cao trong phần kiến thức này. Những hình ảnh đo sau khi đã được xử lí bằng các thao tác kĩ thuật bởi sự trợ giúp của CNTT, làm cho những hình ảnh này sắc nét, đẹp và sinh động hơn. Ví dụ, khi giảng dạy về những thành tựu văn hoa cổ đại phương Đông và phương Tây (bài 3 và bài 4); “Những cuộc phát kiến địa lí,

phong trào Văn hóa Phục hưng”(bài 11); “Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI – XVIII”(bài 24); “Cách mạng công nghiệp ở châu Âu”(bài 32);… GV

cần thiết phải sử dụng các hình ảnh để minh họa vừa để cụ thể hoa kiến thức, vừa khai thác kiến thức “ẩn” bên trong những bức ảnh đo. Các hình ảnh này cũng co trong SGK, song chưa đầy đủ, hơn nữa no là những hình ảnh đen trắng, nhưng khi được xử lí trên máy tính để trình chiếu, no sẽ là những hình ảnh mầu, sắc nét và sinh động, thu hút được trí tưởng tượng của HS.

Hình 6: Ví dụ minh họa kênh hình trong HSTLĐT – bài 1 2.4.2.5. Bài viết tham khảo của bài học

Bài viết tham khảo trong HSTLĐT là những bài viết trong file Word đã được xử lí, chọn lọc. Những bài viết này co tác dụng không chỉ minh họa cho phần kênh hình co trong SGK, trong HSTLĐT mà còn để tham khảo khắc sâu kiến thức co liên quan. Cho nên những bài viết tham khảo trong bài học được xây dựng trong HSTLĐT co giá trị lớn về kiến thức làm phong phú cho nội dung bài học mà vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Trong HSTLĐT những file word này được đặt lưu tại folder (kênh chữ) được sắp xếp theo từng bài sẽ rất tiện lợi và dễ dàng cho GV sử dụng.

Ví dụ, khi dạy mục 2 " Diễn biến chiến tranh và sự thành lập Hợp chúng

quốc Mĩ" , bài 30- SGK LS 10 - chương trình chuẩn. GV sử dụng nguồn tư

liệu là bài viết tham khảo về bản "Tuyên ngôn độc lập" của nhân dân Bắc Mĩ. "Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện co tính chất tiến bộ thời bấy giờ, là bản Tuyên ngôn nhân quyền đầu tiên, được thảo ra theo tinh thần dân chủ, thấm nhuần triết học ánh sáng của Pháp cũng như triết học tiến bộ của Anh. Đây là văn kiện đầu tiên tuyên bố nguyên tắc chủ quyền của nhân dân, xác định những quyền tự do dân chủ tư sản và cộng hòa. Bản Tuyên ngôn độc lập nêu rõ: "Chúng tôi tin tưởng chắc chắn những chân lí sau đây bản thân no đã là những sự thật hiển nhiên và rõ ràng. Đo là mọi người sinh ra đều co quyền bình đẳng, tạo hoa đã ban cho họ những quyền không thể chối cãi được trong đo co quyền được Sống, quyền Tự do và Mưu cầu hạnh phúc. Để bảo vệ

những quyền ấy, chính quyền phải do nhân dân lập ra, quyền lực của chính quyền ấy phải do nhân dân quyết định, nếu bất cứ khi nào, bất kì một hình thức chính quyền nào không đảm bảo được các mục đích này thì chính nhân dân là người sẽ quyết định thay đổi hay hủy bỏ no và thành lập nên một chính quyền mới hoạt động dựa trên những nguyên tắc nào, tổ chức theo hình thức nào đảm bảo tốt nhất sự an toàn và hạnh phúc cho họ". Bản tuyên ngôn còn tiếp tục hàng loạt những sự lấn át, lạm dụng lộng hành mà người dân phải chịu dưới bàn tay thống trị của vua chúa và sau cùng tuyên bố: "Tất cả những thuộc địa này co quyền được hưởng và phải được hưởng Độc lập tự do"

Câu chuyện trên vừa làm cho bài học sinh động, đồng thời giúp HS hiểu sâu sắc về ý nghĩa trọng đại của Tuyên ngôn độc lập được thông qua ngày 4- 7-1776 của nước MĨ. Lần đầu tiên, các quyền con người và quyền công dân được chính thức tuyên bố trước toàn thể nhân loại.

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT(chương trình chuẩn) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w