Thông qua số liệu điều tra về quan niệm trong nhận thức của ban lãnh đạo các trường, GV dạy LS các trường THPT cho thấy: về cơ bản lãnh đạo, GV LS đều quan niệm môn LS là môn phụ, môn học thuộc nên ít được quan tâm, (tỉ lệ này là 28/38 ý kiến, chiếm tới 73.68%). Đồng thời co tới (26/38 ý kiến, chiếm tới 68.42%) cho rằng môn LS là môn học quan trọng, co ưu thế trong giáo dục truyền thống yêu nước và tinh thần đoàn kết dân tộc… đối với thế hệ trẻ. Song thực tế cho thấy chỉ co số ít (5/38) quan niệm rằng môn LS là môn học chính, được quan tâm ngang hàng với bộ môn khác chiếm (13,15%)
Về chuyên môn, quan niệm của GV LS về HSTLĐT trong DHLS co sự khác nhau. Nhưng tựu chung lại họ hiểu rằng, đo chính là nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò, muốn sử dụng hiệu quả phải co sự hỗ trợ của công nghệ, kĩ thuật, điện tử (38/38 đồng ý, chiểm tỉ lệ 100%). Xuất phát từ quan niệm về HSTLĐT trong DHLS như vậy, GV cho rằng: việc xây dựng và sử dụng HSTLĐT trong DHLS là rất cần thiết, vì bài học nào cũng cần phải sử dụng để mở rộng kiến thức (với 26/38 đồng ý, chiếm 68.42%), và chỉ co 2/38 đồng ý, chiểm 5.26% đây là tỉ lệ rất ít cho rằng không cần thiết, vì HS không yêu thích LS (xem bảng 1.1- phụ lục 1c)
Để đánh giá được khách quan về mức độ ứng dụng CNTT vào DHLS ở các trường THPT, cũng phần nào phản ánh sự chính xác trong việc xây dựng và sử dụng HSTLĐT trong DHLS. Qua con số điều tra cho thấy, GV từng ứng dụng CNTT vào DHLS, song tần suất ứng dụng còn khá là khiêm tốn chỉ co (5/38 đồng ý, chiếm 13.15%). Số GV mà ứng dụng bình thường khi dưới (dưới 2 lần/ một học kì) hay khiếm khi (chỉ khi nào hội giảng, thi GV dạy giỏi,…), tỉ lệ này lại khá cao từ (86.84% đến 92.10 %). Phản ánh việc ứng
dụng CNTT trong DHLS hiện nay còn rất khiêm tốt. Trong khi đo hình thức và PP sử dụng tư liệu trong DHLS, tuy đã co nhiều cố gắng, song do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà GV mới chủ yếu tự tìm hiểu và trình bày nội dung kiến thức tư liệu cho HS (27/38 đồng ý, chiếm 71.05%). Các hình thức, PP khác tuy co thực hiện nhưng hiệu quả chưa rõ ràng (xem
bảng 1.2- phụ lục 1c).
Qua bảng số liệu điều tra chúng ta thấy những gì đã và đang diễn ra còn nhiều bất cập, hạn chế. Ví dụ, số GV đã và đang xây dựng nhưng rời rạc, không co hệ thống, vì chưa hình dung một HSTLĐT như thế nào (5/38 đồng ý, chiếm 13.15%). Số GV đã và đang xây dựng rất khoa học theo từng bài, chương, phần…. tạo thành một hệ thống hồ sơ tư liệu hoàn chỉnh để thuận lợi cho việc sử dụng chỉ co (3/38 đồng ý, chiếm 7.89%). Đây thật sự là lỗ hổng lớn, hạn chế tồn tại trong một thời gian dài. Trong khi đo nhom GV chưa bao giờ xây dựng, chỉ sưu tầm và sử dụng khi thao giảng, hoặc thi GV dạy giỏi… (76.31%), rất hình thức, đối pho để thi đua về thành tích. Nhom GV mong muốn xây dựng nhưng điều kiện không cho phép, không thuận lợi thì thực tế chiếm tỉ lệ cao (86.84%).
Từ thực tế cho thấy, trong điều kiện hiện nay cũng như trong thời gian tới muốn xây dựng và sử dụng HSTLĐT trong DHLS đạt hiệu quả, GV phải thật sự tâm huyết, đầu tư thêm thời gian, được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, PP, kĩ năng ứng dụng CNTT, trong đo co xây dựng và sử dụng HSTLĐT.
Thông qua điều tra, khảo sát thấy rằng hầu hết các GV dạy LS đều gặp những kho khăn nhất định khi xây dựng HSTL. Song nổi bật cho những kho khăn mà GV gặp phải đo chính là chưa thành thạo về CNTT và mất quá nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị, dẫn đến tâm lí ngại làm, ngại ứng dụng vào trong DHLS(xem bảng 1.3- phụ lục 1c).