- Kênh hình: bao gồm hệ thống phim tư liệu, tranh ảnh, lược đồ LS, sơ
2.4.2.3. Khái niệm, thuật ngữ trong bài học
Khái niệm là sự phản ánh những đặc trưng và thuộc tính bản chất của các sự vật hay hiện tượng khác nhau của hiện thực khách quan, những mối liên hệ và quan hệ giữa chúng với nhau. Khái niệm LS bao giờ cũng ở mức độ trừu tượng khá cao”[ 52; tr.199-200]
Mỗi một ngành khoa học đều co những khái niệm, thuật ngữ riêng của mình, xuất phát từ đối tượng nghiên cứu và nhu cầu biểu đạt kết quả nghiên cứu của mình. Khoa học càng phát triển thì số lượng các khái niệm, thuật ngữ khoa học của khoa học đo ngày càng phong phú và đa dạng. Đối với khoa học LS là một khoa học nghiên cứu về LS phát triển của xã hội loài người từ khi hình thành đến nay với nội dung vô cùng rộng lớn bao quát trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoa, xã hội,…Điều đo làm cho sử học phải sử dụng đến hàng ngàn, hàng vạn những khái niệm, thuật ngữ để biểu đạt những thành tựu ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau của khoa học LS, nhằm phản ánh một cách ngắn gọn nhất những gì đã diễn ra, đã tồn tại, giúp người học, người đọc LS co thể nhận thức đúng đắn, hiểu bản chất của các sự kiện LS, các mối quan hệ nhân quả và quy luật phát triển của xã hội.
Trong DHLS, hình thành kiến thức LS cho HS là đi từ cung cấp sự kiện, tạo biểu tượng, hình thành khái niệm, rút ra quy luật và bài học LS. Để quá trình này đạt hiệu quả thì GV luôn phải quan tâm đến việc giải thích một cách ngắn gọn, dễ hiểu những khái niệm, thuật ngữ LS đảm bảo tính chính xác, khoa học. Tuy nhiên, ở mỗi bài học LS nội hàm của những khái niệm, thuật ngữ rất khác nhau. Vì vậy, việc sắp xếp các khái niệm, thuật ngữ một cách khoa học theo thứ tự từng bài học co sẵn trong HSTLĐT, GV không mất nhiều thời gian tìm kiếm, mà vẫn cung cấp một cách đầy đủ các khái niệm, thuật ngữ cần thiết cho HS qua từng bài học.
Ở chương trình LS lớp 10, với khối lượng lớn tri thức LS bao gồm cả LS thế giới và LS Việt Nam. Đây là những thời kì dài nhất của LS nhân loại đã lùi xa trong quá khứ. Vậy làm thế nào hiểu bản chất những gì LS đã diễn ra, khi giải thích các thuật ngữ, khái niệm một cách thấu đáo sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ những bí ẩn của LS.
Ví dụ, khi dạy bài 1 " Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên
thủy”, SGK lớp 10 – chương trình chuẩn, GV cần hình thành những khái
người vượn, bầy người nguyên thủy, Người tinh khôn - Người hiện đại, công xã, công xã nguyên thủy - chế độ, công xã thị tộc, thị tộc, phụ hệ-chế độ, phụ
quyền, mẫu hệ - chế độ, mẫu quyền).
Trong HSTLĐT, GV xây dựng đầy đủ tất cả các khái niêm, thuật ngữ đo là cách bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên. Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, dựa vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình, GV chỉ cần hình thành khái niệm và giải thích một số khái niệm, thuật ngữ tiêu biểu cho HS như: Vượn cổ, Người tối cổ, Bầy người nguyên thủy, Người tinh khôn. Những thuật ngữ, khái niệm còn lại GV yêu cầu HS tự học ở nhà co thể bằng cách hướng dẫn các em tìm hiểu tài liệu mà GV chia sẻ qua hòm thư điện tử.
Hình 5: Ví dụ minh họa kênh chữ trong HSTLĐT- bài 1
Như vậy, chương trình LS phổ thông noi chung, lớp 10 THPT noi riêng. trong mỗi bài học đều phải sử dụng khái niệm, thuật ngữ LS với nội hàm hết sức phong phú và đa dạng. Khi đã được sắp xếp ở một thư mục riêng, phân ra ở từng bài học cụ thể trong tổng thể của HSTLĐT, GV khi sử dụng chỉ việc kích chuột vào đo là lấy được tư liệu một cách dễ dàng. Tuy nhiên với lượng thuật ngữ, khái niệm hết sức phong phú, GV căn cứ vào đối tượng HS mà sử dụng nhiều hay ít, đưa ra hướng giải thích những khái niệm, thuật ngữ đo một cách hợp lí, co thể lấy những minh chứng thực tế để minh họa cho điều mình vừa giải thích, tránh vận dụng “công thức”, “máy moc".