1. Trong học tập LS, em thấy Thầy/Cô có thường xuyên sử dụng“tư liệu điện tử” trong DH không?
2.2. Khái quát nội dung chương trình LS lớp 10 THPT-chương trình chuẩn
trình chuẩn
Chương trình SGK lớp 10 THPT mới đã được đưa vào giảng dạy đại trà từ năm học 2006-2007. Đối với bộ môn LS, chương trình SGK gồm hai bộ
dành cho chương trình chuẩn và nâng cao. Về tổng thể, nội dung của hai bộ sách giống nhau, song chương trình nâng cao co nội dung sâu sắc và cụ thể hơn. SGK LS lớp 10 chương trình chuẩn gồm 3 phần:
Phần 1: LS thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại (gồm 6 chương) với 12 bài trong đo co một bài ôn tập (bài 12).
Phần 2: LS Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (gồm 4 chương) với 16 bài và 2 tiết lịch sử địa phương.
Phần 3: LS thế giới cận đại gồm (gồm 3 chương) với 12 bài
Khác với SGK LS lớp 10 chương trình chuẩn, chương trình nâng cao gồm 2 phần, co các nội dung chuyên sâu hơn:
Phần 1: LS thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại (gồm 7 chương). Phần 2: LS Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (gồm 6 chương). Trong phạm vi đề tài luận văn, chúng tôi đi sâu nghiên cứu về chương trình và nội dung LS lớp 10 THPT- chương trình chuẩn.
Về đại thể, nội dung và SGK lớp 10 chương trình chuẩn chia làm 3 phần với tổng số 40 bài, được tiến hành giảng dạy trong quỹ thời gian là 52 tiết (bao gồm cả tiết kiểm tra, thi học kì và lịch sử địa phương). Cụ thể:
Phần 1: LS thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại (gồm 6 chương).
Chương I. Xã hội nguyên thủy – 2 bài, DH trong 2 tiết Chương II. Xã hội cổ đại – 2 bài, DH trong 4 tiết
Chương III. Trung Quốc thời phong kiến – 1 bài, DH trong 2 tiết Chương IV. Ấn Độ thời phong kiến- 2 bài, DH trong 2 tiết
Chương V. Đông Nam Á thời phong kiến- 2 bài, DH trong 2 tiết Chương VI. Tây Âu thời trung đại- 2 bài, DH trong 3 tiết
Ôn tập: 1 bài, DH trong 1 tiết
Phần 2: LS Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (gồm 4 chương).
Chương I. Việt Nam từ nguyên thủy đến thế kỉ X - 4 bài, DH trong 4 tiết Chương II. Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV- 4 bài, DH trong 4 tiết Chương III. Việt Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII- 4 bài DH trong 4 tiết Chương IV. Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX - 2 bài, DH trong 2 tiết
trong 2 tiết và 2 tiết dạy LS địa phương.
Phần 3: LS thế giới cận đại gồm (gồm 3 chương).
Chương I. Các cuộc cách mạng tư sản (từ giữa thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ
XVIII) – 3 bài, DH trong 4 tiết.
Chương II. Các nước Âu – Mĩ (từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế Kỉ XX) - 4
bài, DH trong 6 tiết.
Chương III. Phong trào công nhân (từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế Kỉ
XX) - 5 bài, DH trong 5 tiết.
Với cấu tạo làm ba phần nội dung, kiến thức LS của lớp 10 thể hiện những vấn đề cơ bản sau:
* Phần 1: LS thế giới thời nguyên thủy, cổ đại và trung đại (gồm 6 chương).
- Về thời gian, đây là những thời kì dài nhất, xa xôi nhất của LS phát triển của nhân loại.
- Về nội dung, kiến thức LS được viết một cách khái quát theo hệ thống tiến trình LS trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Noi chung, kiến thức LS đều mới và kho ít được biết đến qua sách, tranh ảnh, song cũng chính vì thế mà kích thích tính tò mò của HS.
* Phần 2: LS Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX (gồm 4 chương).
- Về thời gian, đây là thời kì dài nhất trong tiến trình phát triển của LS dân tộc, từ thời kì dựng nước đầu tiên cho đến giữa thế kỉ XIX.
- Về nội dung, đây là phần được viết rất khái quát dưới dạng hệ thống hoa ngắn gọn. Điều này vừa mới lại vừa kho khi thực hiện nội dung chương trình. Với khối lượng kiến thức LS dân tộc từ nguồn gốc cho đến giữa thế kỉ XIX, trải qua các thời kì nguyên thủy, buổi đầu dựng nước, đấu tranh chống ách đô hộ của của các thế lực phong kiến phương Bắc, phong kiến độc lập từ giai đoạn hình thành cho đến giai đoạn suy vong. Như vậy, LS dân tộc trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đấu tranh kiên cường tạo nên những truyền thống thiêng liềng và những giá trị văn hoa mang đậm bản sắc của dân tộc Việt Nam.
* Phần 3: LS thế giới cận đại gồm (gồm 3 chương).
- Về thời gian, từ giữa thế kỉ XVI cho đến đầu thế kỉ XX
- Về nội dung, đây là thời kì diễn ra các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới nhằm lật đổ chế độ phong kiến lỗi thời, thiết lập nên nền cộng hòa tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Các cuộc cách mạng tư sản dù diễn ra dưới hình thức nào, song đều giải quyết một vấn đề mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất lỗi thời với lực lượng sản xuất mới đang phát triển.
Nội dung LS phần này cũng phản ánh phong trào đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.