Chia sẻ bài viết tham khảo cho HS qua thư điện tử

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT(chương trình chuẩn) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 96 - 101)

- Kênh hình là lược đồ, nếu thời gian cho phép GV sử dụng bản đồ thế

3.2.1. Chia sẻ bài viết tham khảo cho HS qua thư điện tử

Thuật ngữ "Thư điện tử", hay email (Xuất phát từ chữ electronic mail)

Thư điện tử là loại thư được viết trên máy vi tính, sau đo no được một máy chủ chuyển sang máy chủ khác, cuối cùng được gửi vào máy vi tính của người nhận thư. Như vậy, thư gửi đi và thư nhận (trong máy vi tính) chính là thư điện tử.

Hình thức, thư điện tử chuyển tải tin tức của người sử dụng trên mạng

qua đường dây điện tín, no sử dụng kỹ thuật thông tin và máy vi tính để thực hiện việc này. Thư điện tử được lưu dữ tại hộp thư của người sử dụng, hộp thư này được đặt trong máy vi tính. Khi sử dụng người ta chỉ cần ấn vào mã số hộp thư của riêng mình, lập tức nội dung bức thư sẽ hiện lên màn hình vi tính. Một bức thư gửi từ Trung Quốc đến Mỹ chỉ cần mấy phút thậm chí mấy chục giây là đến được địa chỉ.

Tác dụng, Thư điện tử ngoài các ưu điểm như tốc độ nhanh, tính bảo mật

cao, giá rẻ, không cần giấy, ... no còn co nhiều chức năng đặc biệt. Thư điện tử co thể đến mọi nơi trên thế giới, cũng như co khả năng tự động truy cập, tự động gửi đi, tự động lưu hồ sơ và lúc nào cũng co thể xem chỉ cần co máy tính kết nối mạng internet. Trong thời đại bùng nổ CNTT, Internet co vai trò

rất lớn vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Đối với giáo dục, GV và HS vừa co thể khai thác tư liệu phục vụ cho việc xây dựng và sử dụng HSTLĐT, vừa co thể trao đổi tư liệu, thông tin qua hòm thư điện tử. Hòm thư điện tử là một hình thức trao đổi thông tin hiện đại của thời kì“công nghệ số”. So với PP trao đổi thông tin truyền thống, thì chia sẻ thông tin qua hòm thư điện tử thể hiện tính ưu việt, vượi trội hơn hẳn so với các cách làm trước đây.

Ứng dụng CNTT và truyền thông vào DH noi chung, DHLS noi riêng là một xu thế tất yếu hướng đến nền giáo dục thông minh. Trong phạm vi luận văn này chúng tôi đưa ra hình thức coi đây là một biện pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn bằng cách hướng dẫn HS đọc bài viết tham khảo qua hòm thư điện tử.

Trong quá trình DHLS, bài viết tham khảo không chỉ co GV sử dụng để hỗ trợ cho bài miêu tả, tường thuât, giải thích các sự kiện, hiện tượng LS…trong bài học nội khoa, mà còn được chia sẻ cho HS thông qua quá trình tương tác giữa GV và HS bằng thư điện tử, trong các hoạt động ngoại khoa. Như vây, bài viết tham khảo co vai trò, ý nghĩa và tác dụng rất lớn trong quá trình dạy - học của GV và HS. Trong HSTLĐT co nhiều bài viết tham khảo sử dụng trong DHLS, song không phải bài học nào, nội dung nào cũng thực hiện được trong giờ nội khoa (học ở trên lớp). Vì vậy, GV tổ chức cho HS học tập những bài viết tham khảo bằng các hoạt động ngoại khoa LS, thông qua việc chia sẻ những nội dung bài viết tham khảo này từ GV đến HS qua thư điện tử. Đây là hình thức khá mới trong DH noi chung, DHLS cấp THPT noi riêng. Bởi lẽ, hình thức này phải đảm bảo các điều kiện về CNTT và truyền thông một cách đầy đủ, đồng bộ và rộng khắp cho tất cả các vùng miền khác nhau trên cả nước. Như vậy, chúng ta nhận thấy ưu điểm tuyệt đối của PP chia sẻ tư liệu qua thư điện tử so với phương pháp trao đổi truyền thống qua giấy. Để sử dụng được dịch vụ thư điện tử, GV và HS cần nắm được những thao tác cơ bản thực hiện với máy tính, mạng internet và hòm thư điện tử:

lớp pho học tập lớp 10A1) thiết lập một địa chỉ email chung cho cả lớp trên mạng internet chẳng hạn với tên địa chỉ như sạu: cunghocls10a1@gmail.com. Password: yeulichsu. GV yêu cầu HS cả lớp ghi nhớ địa chỉ mail này và hướng dẫn các em khai thác dịch vụ thư điện tử (co thể chia thành nhom HS) thường xuyên truy cập vào địa chỉ email này để cập nhật những thông tin về tài liệu tham khảo của bộ môn LS mà GV sẽ gửi vào đây.

Thứ hai, GV sẽ thông báo cho HS cả lớp biết địa chỉ email của chính GV

phụ trách lớp học đo ví dụ, nguyenthanhtuyengvls@gmail.com. GV yêu cầu HS ghi nhớ và hướng dẫn khai thác khi đọc hoặc lấy tài liệu từ “hộp thư đến” trong địa chỉ hòm thư chung của lớp.

Thứ ba, đây là bước thực hiện sự trương tác giữa GV và HS qua thư điện

tử.

-Về phía GV lựa chọn chủ đề bằng các nguồn tư liệu là những bài viết tham khảo co trong HSTLĐT gửi cho HS qua hòm thư điện tử của lớp và đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể (thời gian bắt đầu thực hiện, thời gian hoàn thành…).

- Về phía HS chủ động, tích cực khai thác nguồn tư liệu mà GV đã gửi cho và thực hiện đúng yêu cầu. Trong quá trình thực hiện các em co thể trao đổi, chia sẻ lẫn nhau giữa các bạn cùng lớp, khác lớp hay những người am hiểu về LS mà các em biết và tin tưởng, đặc biệt là trao đổi với chính GV dạy bộ môn về những kho khăn, khúc mắc trong quá trình thực hiện. Những thông tin phản hồi từ HS, giúp GV co những điều chỉnh hợp lí và kịp thời.

Ví dụ, trước khi học bài 10 hoặc sau khi học song bài 10.“Thời kì hình

thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu” (Từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) - SGK LS 10.

Ở mục 1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu, một trong những vấn đề HS cần nắm vững: sau khi chinh phục Rôma, người Giecman

từ bỏ chế độ bộ lạc, xưng vua, bắt đầu quá trình phong kiến hóa.

Nhằm giúp HS tự khám phá, thu nhận thêm kiến thức cụ thể, rèn luyện năng lực nhận thức cho HS, giúp các em hiểu sâu hơn kiến thức về sự chuyển biến của xã hội người Giecman trước và sau khi chinh phục được Rôma.

Bước 1. thông báo và đưa ra yêu cầu nhiệm vụ.

Trước khi học hoặc sau khi kết thúc bài học này, GV thông báo cho cả lớp biết Thầy sẽ gửi vào hòm thư điện tử của lớp một tệp tài liệu tham khảo, các em về nhà mở thư và tải về tham khảo để chuẩn bị cho kiến thức mục 1, giờ học sau chúng ta sẽ học. Tùy theo ý đồ và mục đích của GV mà sau khi học song bài học này GV mới gủi cho HS và yêu cầu như sau “để các em hiểu sâu sắc hơn nôi dung bài học này đặc biệt là quá trình phong kiến hóa diễn ra ở Tây Âu mà điển hình là Vương quốc Phơ-răng của người Giéc-man. Thầy sẽ gửi vào hòm thư điện tử của lớp một tệp tài liệu tham khảo, đây là một bài tập, thầy yêu cầu các em về nhà tải về may tính và thực hiện tất cả yêu cầu thầy đã gửi trong thư điện tử. Cả hai hình thức trước khi học hoặc sau khi học, GV đưa ra yêu câu nhiệm vụ và thời gian hoàn thành cụ thể, co hình thức khuyến khích nếu em nào làm tốt và phản hồi cho thầy nhanh nhất thầy sẽ xem xét cho điểm.

Bước 2, quá trình thực hiện (cả GV và HS)

- Đối với GV: chuẩn bị kĩ nội dung nguồn tài liệu tham khảo co trong HSTLĐT đưa ra yêu cầu, nhiêm vụ cụ thể đối với HS. Lưu ý tùy theo đối tượng HS và mức độ yêu cầu của bài viết tham khảo mà GV co những yêu cầu khác nhau đối với HS (co thể là cá nhân, hay nhom HS cùng thực hiện). Tiếp theo GV gửi tài liệu từ HSTLĐT của mình co đính kèm yêu cầu nhiệm vụ cụ thể vào hòm thư điện tử chung của lớp HS.

Hình 10: Minh họa quá trình trao đổi giữa GV và HS, giữa HS với HS

qua hòm thư điện tử

+ Nội dung bài viết tham khảo trong HSTLĐT của GV

Trong cuộc xâm chiếm thành phố Xoát Xông, quân đội Phơrăng (một bộ tộc của ngưởi Giec-man) đã cướp đoạt được nhiều chiến lợi phẩm, trong đó có cái bình thờ rất đẹp. Clôvit muốn biếu cái bình đó cho nhà thờ Cơ đốc giáo, nên xin riêng cái bình thờ đó. Một người lính đã đập vỡ cái bình đó và nói: “Anh chỉ được nhận phần nào mà anh rút thăm được”. Clôvit căm tức, nhưng không nói gì. Năm sau, sau khi chinh phục được đế quốc Rôma, Clôvit xưng vua. Khi duyệt binh, Clôvit gặp lại người lính cũ đã đập vỡ cái bình . Lấy cớ người lính giữ gìn vũ khí không sạch, Clôvit vứt cái rìu của anh ta xuống đất để anh ta cúi xuống nhặt. Lợi dụng lúc anh ta không đề phòng, Clôvit liền bổ vào đầu anh ta và nói:“Mày còn nhớ cái bình Xoát Xông không?” Những người lính khác không dám phản đối hành động của Clôvit. [77, tr.14]

+ Yêu cầu đối với HS. (hình thức trước khi học bài 10 )

Thứ nhất, Đọc nội dung trên kết hợp với SGK em hãy cho biết bài viết

trên đang nhắc đến sự kiện gì trong LS Tây Âu thời trung đại?

Thứ hai, bài viết trên nhắc đến địa danh, nhân vật LS nào? Hãy tìm hiểu

rõ địa danh và nhân vật LS đo?

Thứ ba, nội dung mục 1 SGK nhắc đên một số thuật ngữ như “Công tước”, “Bá tước”, “Nam tước”, “ Ki tô giáo”. Em hiểu như thế nào về những

thuật ngữ đo.

GV gợi ý HS sử dụng mạng internet để phục vụ cho việc thực hiện bài tập trên.

+ Yêu cầu đối với HS. (hình thức sau khi đã học song bài 10 )

Thứ nhất, Thái độ, hành động của Clôvit và những người lính trước và

sau khi chinh phục được đế quốc Rôma khác nhau như thế nào?

Thứ hai, Dựa vào những hiểu biết về xã hội của người Giecman trước và

nhau này?

- Đối với HS chủ động thực hiện theo yêu cầu của GV trong tất cả khoảng thời gian thích hợp ngoài thời gian ở trường. Nếu co gì khúc mắc, thông tin ngược lại cho GV qua thư điện tử, để tiếp tục hoàn thành.

Bước 3, kiểm tra và đánh giá

Ở bước này chủ yếu là đánh giá của GV đối với quá trình thực hiện và kết quả nhận thức của HS qua việc đọc tài liệu bài viết tham khảo bằng thư điện tử. GV cũng phải tiến hành điều tra, khảo sát, TN làm cơ sở cho những đánh giá, tổng kết, rút ra kết luận về những tác động tích cực cũng như hạn chế của PP này. Từ đo giúp GVco được những đề xuất chính xác, để phổ biến nhân rộng PP dạy và học LS bằng hình thức này.

Như vậy, việc hướng dẫn HS đọc tài liệu qua hòm thư điện tử là PP rất hiệu quả, vừa phát huy tính tích cực chủ động của HS, giúp các em bộc lộ mọi khả năng, năng lực của mình, đồng thời GV phát hiện được những HS co tố chất thật sự, yêu thích và đam mê LS để co hướng đào tạo chuyên sâu. Với PP pháp này, tạo nên quá trình học tập đa chiều, co tính tương tác cao không chỉ giữa GV với HS mà tạo ra môi trường học tập rộng khắp, ở mọi thời điểm, mọi lúc, mọi nơi miễn là co máy tính kết nối mạng internet. PP DHLS này GV và HS không còn bo hẹp trong khuôn khổ nhà trường và lớp học, thông qua hòm thư điện tử đã kết nối mọi người lại gần nhau hơn, cùng chia sẻ học tập và giúp nhau cùng tiến bộ. Trên thực tế, thì biện pháp này chỉ áp dụng đối với bậc cao đẳng, đại học ở mức độ khiêm tốn, với ưu thế ở những thành phố lớn, những gia đình co điều kiện. Ở cấp THPT, biện pháp này còn khá mới mẻ. Tuy nhiên trong tương lai với việc phổ biến Internet biện pháp này co thể áp dụng một cách phổ biến trong DH noi chung, DHLS noi riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT(chương trình chuẩn) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w