Sử dụng hình ảnh, bài viết trong HSTLĐT tổ chức dạ hội LS theo chủ đề

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT(chương trình chuẩn) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 101 - 103)

- Kênh hình là lược đồ, nếu thời gian cho phép GV sử dụng bản đồ thế

3.2.2.Sử dụng hình ảnh, bài viết trong HSTLĐT tổ chức dạ hội LS theo chủ đề

theo chủ đề

Dạ hội LS là một hoạt động ngoại khoa mang tính chất tổng hợp, công phu, co quy mô lớn với ưu điểm là sinh động, hấp dẫn, tính thực tiễn cao, thu

hút được HS toàn trường tham dự. Tuy nhiên, đây cũng là hình thức ngoại khoa tương đối kho, cần sự đầu tư cả về thời gian, kinh phí, công sức và co kế hoạch chuẩn bị chu đáo, hợp lý, với sự tham gia nhiệt tình, sáng tạo của HS và GV toàn trường. Để thực hiện được một chương trình dạ hội LS, cần rất nhiều yếu tố, trong đo việc chuẩn bị về nội dung, cách thức tổ chức là một yếu tố rất quan trọng, quyết định đến thành công của chương trình.

Để quá trình chuẩn bị tổ chức cho một buổi dạ hội LS, theo một chủ đề nào đo diễn ra thuận lợi, tiết kiệm được thời gian, công sức và ý nghĩa. GV sử dụng hình ảnh, bài viết trong HSTLĐT làm nguồn tư liệu cho nội dung chương trình theo chủ đề. GV hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra…để các em thực hiện đúng yêu cầu và tiến độ.

Dưới đây là dự thảo chương trình dạ hội LS với chủ đề “Văn Miếu – Quốc

Tử Giám biểu tượng của sự phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV”.

GV sử dụng nguồn tư liệu là tranh ảnh, bài viết tham khảo từ HSTLĐT trong DHLS lớp 10 THPT để thực hiện chương trình với sự hỗ trợ của CNTT.

Chương trình gồm 3 phần

Phần 1: tuyên bố lí do, mục đích, ý nghĩa, giới thiệu chương trình (MC) Phần 2: nội dung chương trình, tiến trình thực hiện.

- Khởi động: sau một tiết mục văn nghệ là một trò chơi LS co tên là “phần thi khởi động” (HS, ban giám khảo)

Phần thi “khởi động” nhằm tạo không khí sôi nổi hào hứng cho các đội thi. Trò chơi này nhằm đánh giá khả năng ghi nhớ và phản xạ nhanh của HS, do đo câu hỏi và

đáp án phải ngắn gọn. Phần thi này 2 đội chơi, mỗi đội sẽ co 60 giây để trả lời nhanh 10 câu hỏi của chương trình do người dẫn chương trình đọc. Các câu hỏi được thiết kế và trình chiếu trên màn hình.

- Cuộc thi triển lãm ảnh về thành tựu văn hoa trong các thế kỉ X-XV(sản phẩm của HS, ban giám khảo), kết thúc co một tiết mục văn nghệ. HS các lớp tham gia thi, sử dụng nguồn tài liệu bài viết từ HSTLĐT do GV cung cấp để thuyết trình về sản phẩm của mình làm nổi bật (nội dung, ý nhĩa, tác dụng)

- Xem phim tài liệu về “di tích LS Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Sau khi xem xong, người dẫn chương trình (MC) co thể là HS hoặc GV LS đưa ra bộ câu hỏi ngắn liên quan đến đoạn phim vừa xem cho 4 đội chơi mỗi đội 1 câu. MC dành 1 đến 2 câu

cho khán giả xem chương trình, các câu hỏi được thiết kế và trình chiếu trên màn hình. (kết thúc nội dung này co thể là một tiết mục ngâm thơ của một GV trong nhà trường)

- Tiếp theo là trò chơi“Nhận diện

lịch sử” cho phép mỗi đội co quyền lựa

chọn hai câu hỏi trong số bốn câu hỏi. GV sử dụng tư liệu trong HSTLĐT thiết kế ra bốn câu hỏi với các dữ kiện và yêu cầu HS tìm ra đáp án. Khi đội chơi ra tín hiệu chọn câu hỏi nào, GV kích chuột

vào đo sẽ xuất hiện hình ảnh nhân vật và các dữ liệu liên quan đến nhân vật đo. Thời gian cho mỗi đội suy nghĩ trả lời mỗi câu hỏi là 10 giây, nếu trả lời sai, quyền nhận diện bức hình sẽ thuộc về đội còn lại. Sau đo GV kích chuột để hiển thị đáp án.

Phần 3: kết thúc, đánh giá, rút kinh nghiệm.

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT(chương trình chuẩn) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 101 - 103)