Sử dụng bài viết tham khảo trong HSTLĐT hỗ trợ xây dựng các bài miêu tả, tường thuật

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT(chương trình chuẩn) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 86 - 88)

- Kênh hình là lược đồ, nếu thời gian cho phép GV sử dụng bản đồ thế

3.1.2.Sử dụng bài viết tham khảo trong HSTLĐT hỗ trợ xây dựng các bài miêu tả, tường thuật

các bài miêu tả, tường thuật

Đặc trưng của việc DHLS là HS không thể trực tiếp quan sát các sự kiện, hiện tượng mà chỉ nhận thức chúng một cách gián tiếp thông qua các tài liệu lưu lại, hay dựa vào các hiện tượng LS tương tự của cái mới, của các dân tộc khác để phân tích, nhận thức (GV cũng kho khăn trong việc thí nghiệm để tái hiện lại quá khứ đúng như no tồn tại). Chính vì vậy các em dễ “hiện đại hóa

LS”, hoặc không hiểu rõ bản chất của sự kiện hiện tượng, dễ nhầm lẫn sự kiện

này với sự kiện khác, nhân vật này với nhân vật khác.

Trong DHLS, PP miêu tả và tường thuật sẽ giúp HS co được biểu tượng về nhân vật, địa danh cụ thể, gắn liền với từng sự kiện. Để vận dụng hiệu quả hai PP này, GV sử dụng nguồn tư liệu LS là những bài viết tham khảo trong HSTLĐT để xây dựng thành các đoạn miêu tả, tường thuật, giúp HS hình thành biểu tượng LS chân thật như no đang diễn ra.

Ví dụ, khi dạy mục 2d “Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm

938” bài 16, SGK LS 10 - chương trình chuẩn [SGK 10; tr. 83-86]. GV sử

dụng bài viết tham khảo trong HSTLĐT ở thư mục kênh chữ bài 16 về “Ngô

Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938”, kết hợp với lược đồ“Chiến thắng Bạch Đằng năm 938”, nhằm hỗ trợ cho bài tường thuật, miêu tả, giúp

GV sử dụng hiệu quả và thuận tiện trong quá trình lên lớp. Nội dung bài tường thuật kết hợp với kênh hình miêu tả về“Ngô Quyền và chiến thắng

Bạch Đằng năm 938” như sau:

Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông Rừng, vì hai bên bờ sông, nhất là phía tả ngạn, toàn là rừng rậm. Hạ lưu sông thấp, độ dốc cao nên ảnh hưởng của thủy triều lên xuống rất mạnh, chênh nhau đến 3m. Khi triều lên, lòng sông rộng mênh mông đến hàng nghìn mét, sâu tới chục mét. Biết rõ quân

địch sẽ kéo vào nước ta theo sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã huy động cho quân, dân lên rừng chặt gỗ, đẽo nhọn đầu và bịt sắt, đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, số cọc đóng xuống lòng sông có tới hàng nghìn chiếc. Lúc nước triều lên bãi cọc chìm trong biển nước mênh mông. Phía trên bãi cọc ngầm, Ngô Quyền còn bố trí một lực lượng thủy binh ẩn nấp hai bên bờ sông. Nhiều thuyền được giấu kín trong các bụi lau sậy. Hàng ngàn quân bộ, cung nỏ sẵn sàng, ngày đêm mai phục trên các vách núi.

Ngô Quyền đích thân cầm quân ra trận. Vào một ngày mưa rét giữa mùa đông năm 938, Lưu Hoằng Tháo cầm đầu thủy quân Nam Hán tiến vào cửa sông Bạch Đằng đánh chiếm nước ta. Đợi cho thủy triều lên ngập hết trận địa bãi cọc, Ngô quyền cho một số thuyền nhỏ do tướng Nguyễn Tất Tố chỉ huy đánh nhử địch. Quân ta vờ

thua rút chạy, Hoằng Tháo hăm hở thúc quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm của ta. Ngô Quyền chỉ huy quân ta cầm cự với giặc. Khi nước thủy triều bắt đầu rút, ông mới ra lệnh phản kích. Những mũi tên từ những vách đá vun vút lao ra như mưa, hàng trăm thuyền bất ngờ xuất hiện. Quân giặc hoảng hốt quay đầu tháo chạy. Ra đến gần cửa sông, đúng lúc nước triều rút mạnh. Bãi cọc ngầm nhô lên. Quân ta dồn sức tấn công. Quân từ phía thượng lưu đánh xuống, quân mai phục từ hai bên bờ sông và quân thủy từ các sông nhánh xông ra đánh tạt ngang. Đội hình thuyền của địch dối loạn, xô vào nhau, va phải bãi cọc ngầm bị thủng vỡ, đắm rất nhiều. Thuyền của địch không sao thoát ra biển được. Quân địch bỏ cả chèo lái, nhẩy xuống sông, phần bị giết, phần chết đuối, thiệt hại quá nửa. Hoằng Tháo bỏ mạng nơi đây.

kinh hoàng, chỉ biết thương khóc con trai và hạ lệnh rút quân tiếp ứng, hoàn toàn bỏ mộng xâm lược nước ta.[36; tr. 18-20]

Nội dung bài viết trên, GV tham khảo kết hợp sử dụng lược đồ với miêu tả trận địa nơi diễn ra chiến thắng Bạch Đằng năm 938, tường thuật một cách sinh động diễn biến chính cũng như kết quả ý nghĩa của chiến thắng này. Qua đo, giúp HS không chỉ hiểu được diễn biến mà còn biết và khâm phục cách tổ chức, nghệ thuật quân sự tài tình của nhân dân ta dưới sự chỉ huy của Ngô Quyền.

Như vậy, sử dụng bài viết trong HSTLĐT giúp GV rất nhanh chong tìm hiểu kĩ nội dung của nguồn tham khảo, kết hợp với SGK xây dựng được bài miêu tả, tường thuật hay phục vụ cho quá trình giảng dạy trên lớp hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn: Xây dựng và sử dụng hồ sơ tư liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 THPT(chương trình chuẩn) theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh (Trang 86 - 88)