Tự đánh giá:Đạt

Một phần của tài liệu Bao cao Tu danh gia THPT Tam nong (Trang 26 - 28)

2. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường Mở đầu:

2.2.5- Tự đánh giá:Đạt

2.3 Tiêu chí 3: Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường có thành\ phần, nhiệm vụ, bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường có thành\ phần, nhiệm vụ, hoạt động theo quy định của Bộ GD&ĐT và quy định khác của pháp luật.

a) Hội đồng thi đua và khen thưởng có nhiệm vụ tư vấn, xét thi đua khen thưởng, có thành phần và hoạt động theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

b) Hội đồng kỷ luật học sinh, Hội đồng kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được thành lập có thành phần, hoạt động theo quy định của Điều lệ trường trung học và quy định của pháp luật.

c) Mỗi năm học, rà soát, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

2.3.1- Mô tả hiện trạng:

* Hội đồng thi đua và khen thưởng:

Thành phần Hội đồng thi đua và khen thưởng gồm: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, Bí thư chi bộ, Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn TNCSHCM và các tổ trưởng chuyên môn [H1.2.03.01]. Quy trình hoạt động của Hội đồng thi đua khen thưởng: Đối với giáo viên: Định kỳ, các tổ bình xét giáo viên, nhân viên theo tiêu chí thi đua đã thông qua trong Hội nghị cán bộ - công chức đầu năm,

lập danh sách đề nghị khen thưởng. Hội đồng thi đua khen thưởng họp xét và công nhận các danh hiệu thi đua đối với tập thể, cá nhân và được công bố công khai trong Hội đồng giáo dục và gửi về Sở GD&ĐT [H1.2.03.02].

Đối với học sinh: Cuối học kỳ I và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm căn cứ kết quả học tập và rèn luyện của học sinh lập danh sách dự kiến xếp loại hạnh kiểm để thông qua Hội đồng giáo dục sau đó trình Hội đồng thi đua khen thưởng để đề nghị khen thưởng. Hội đồng thi đua khen thưởng họp xét và công nhận các danh hiệu thi đua đối với tập thể, cá nhân và được công bố công khai trong Hội đồng giáo dục và trước toàn thể học sinh [H1.2.03.03]. Trong quá trình tư vấn, xét khen thưởng chưa có khiếu nại, tố cáo từ phía đội ngũ và học sinh.

* Hội đồng kỷ luật của nhà trường được thành lập theo từng vụ việc: Thành phần Hội đồng kỷ luật CB-GV-NV gồm: Hiệu trưởng, đại diện Chi bộ, đại điện Ban chấp hành công đoàn, Tổ trưởng ( hoặc tổ phó ) của người vi phạm kỷ luật, đại diện Ban thanh tra nhân dân được thành lập để xét và đề nghị xử lý kỷ luật đối với cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật thi đua khen thưởng [H1.2.03.04]. Thành phần Hội đồng kỷ luật học sinh gồm: Hiệu trưởng, Bí thư Đoàn TNCSHCM, GVCN lớp có học sinh vi phạm, một số giáo viện có kinh nghiệm, Trưởng ban đại diện CMHS trường được thành lập để xét hoặc xóa kỷ luật đối với học sinh theo quy định của pháp luật thi đua khen thưởng [H1.2.03.05].

Quy trình hoạt động của Hội đồng kỷ luật:

Đối với CB-GV-NV: Khi có người vi phạm kỷ luật, Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật, họp xét và đề nghị xử lý, ra Quyết định hình thức kỷ luật và lưu vào hồ sơ công chức của người vi phạm.

Đối với học sinh: Khi có học sinh vi phạm kỷ luật, GVCN lập hồ sơ xét hình thức kỷ luật ở lớp. Nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng GVCN lập biên bản gửi lên Hội đồng kỷ luật xét và quyết định hình thức kỷ luật thích hợp. Cuối năm

học Hội đồng kỷ luật họp xóa kỷ luật đối với những học sinh có tiến bộ trong tu dưỡng và rèn luyện.

Sau khi kết thức mỗi năm học, Hội đồng thi đua khen khen thưởng và kỷ luật đều tiến hành rà soát, đánh giá công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

2.3.2- Điểm mạnh:

Hội đồng thi đua và khen thưởng, Hội đồng kỷ luật của nhà trường được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật thi đua khen thưởng và các quy định khác.

2.3.3- Điểm yếu:

Chưa tổng hợp phân loại các dạng hành vi vi phạm kỷ luật của học sinh để có biện pháp tích cực ngăn ngừa.

2.3.4- Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Tăng cường phân loại tổng hợp các dạng hành vi học sinh thường vi phạm để ngăn ngừa, xử lý kịp thời và rút ra những bài học kinh nghiệm trong quản lý giáo dục học sinh.

2.3.5- Tự đánh giá: Đạt

Một phần của tài liệu Bao cao Tu danh gia THPT Tam nong (Trang 26 - 28)