Tiêu chuẩn 6: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội Mở đầu:

Một phần của tài liệu Bao cao Tu danh gia THPT Tam nong (Trang 82 - 87)

Mở đầu:

Bước đầu nhà trường đã xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, ngày càng nhận được sự quan tâm phối hợp hiệu quả của các ban ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội trong việc quản lý, xử lý và giáo dục học sinh. Ban đại diện Cha mẹ học sinh được tổ chức và hoạt động theo đúng điều lệ do Bộ GD&ĐT ban hành, là tổ chức hỗ trợ đăc lực nhà trường trong hoạt động khuyến học, khuyến tài.

6.1 Tiêu chí 1: Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm, hoạt động theo quy định; nhà trường phối hợp hiệu quả với cha trách nhiệm, hoạt động theo quy định; nhà trường phối hợp hiệu quả với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để nâng cao CLGD.

a) Ban đại diện cha mẹ học sinh có tổ chức, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh.

b) Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi để với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thực hiện Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh và nghị quyết đầu năm học.

c) Định kỳ, nhà trường tổ chức các cuộc họp với cha mẹ học sinh, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị của cha mẹ học sinh; nhà trường góp ý kiến cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh.

6.1.1- Mô tả hiện trạng:

Nhà trường có đầy đủ Ban đại diện CMHS các lớp do cuộc họp toàn thể CMHS các lớp cử ra.[H1.6.01.01] và Ban đại diện CMHS trường do cuộc họp các trưởng ban và phó trưởng Ban đại diện CMHS các lớp cử ra vào đầu năm học [H1.6.01.02]. Hằng năm, Ban đại diện CMHS được tổ chức và xây dựng chương trình hoạt động theo Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh được qui định cụ thể tại Điều 6 của Quyết định số: 11/2008/QĐ- BGDĐT.

Để phát huy vai trò của Ban đại diện và cha mẹ học sinh, nhà trường đã tạo điều kiện để các Ban đại diện và cha mẹ học sinh được phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh, tham gia giáo dục đạo đức học sinh, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh bỏ học trở lại lớp, giúp đỡ học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, đóng góp ý kiến về biện pháp nâng cao CLGD đạo đức và chất lượng dạy học. Tự nguyện đóng góp kinh phí và huy động nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân phục vụ hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh và tham gia xây dựng nhà trường [H1.6.01.03].

Để làm tốt công tác phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh. Nhà trường đã tổ chức cuộc họp toàn thể CMHS vào đầu năm học, kết thúc học kỳ 1, kết thúc năm học và một số buổi họp bất thường để thông báo kết quả học tập và rèn luyện đạo dức của học sinh; tiếp thu ý kiến của Ban đại diện và cha mẹ học

sinh về công tác quản lý của nhà trường, bàn biện pháp phối hợp giáo dục học sinh và hỗ trợ xây dựng nhà trường, giải quyết những kiến nghị của cha mẹ học sinh, tham gia cùng nhà trường quản lí dạy thêm học thêm.[H1.6.01.04].

6.1.2- Điểm mạnh:

Ban đại diện CMHS các lớp, Ban đại diện CMHS trường được tổ chức, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo đúng Điều lệ Ban đại diện CMHS. Sự phối hợp gắn kết giữa Ban đại diện CMHS với giáo viên chủ nhiệm và nhà trường đã góp phần nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục học sinh.

6.1.3- Điểm yếu:

Ban đại diện CMHS hoạt động chưa đều tay, công việc chủ yếu tập trung vào một số người.

6.1.4- Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Hướng bầu chọn phụ huynh có năng lực, nhiệt tình và có điều kiện về thời gian vào Ban đại diện CMHS để phát huy vai trò hỗ trợ GVCN và nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.

6.1.5- Tự đánh giá: Đạt

6.2 Tiêu chí 2: Nhà trường phối hợp có hiệu quả với tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.

a) Có kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục.

b) Có sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân đối với các hoạt động giáo dục.

c) Hằng năm, tổ chức đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường với tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục.

Trong kế hoạch năm học, nhà trường đã xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể: Công đoàn, Đoàn thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân để thực hiện các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả. Phối kết hợp với Hội sinh viên Việt Nam tổ chức tư vấn mùa thi cho học sinh lớp 12. [H1.6.02.01].

Hằng năm, nhà trường nhận được sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của các đoàn thể tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân như: Hội Cha Mẹ Học Sinh, UBND các xã và, Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học, Công ty Bảo hiểm Bảo Việt, Toàn Cầu, cựu học sinh thành đạt của Nhà trường để làm tốt công tác khuyến học khuyến tài và thực hiện cho hoạt động giáo dục học sinh [H1.6.02.02].

Hằng năm thông qua báo cáo Sơ kết học kỳ, tổng kết năm học và nội dung Hội nghị Ban đại diện CMHS. Nhà trường đã tổng kết và đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp và cá nhân trong các hoạt động giáo dục để kịp thời biểu dương và tri ân các tổ chức và cá nhân đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và phát triển của nhà trường [H1.6.02.03].

6.2.2- Điểm mạnh:

Nhà trường đã xây dựng được kế hoạch phối hợp với các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân khi thực hiện các hoạt động giáo dục Nhà trường đã thực hiện khá tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tạo được sự phối hợp chặt chẽ giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội và ngày càng thu hút được các nguồn lực chăm lo cho sự nghiệp phát triển giáo dục.

6.2.3- Điểm yếu:

Việc sơ kết, tổng kết, đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân trong việc hỗ trợ các hoạt động giáo dục còn lồng ghép vào nội dung các bản báo cáo sơ kết,

tổng kết năm học. Chưa thực hiện việc sơ kết, tổng kết, đánh giá sự phối hợp thành biên bản riêng.

6.2.4- Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Tiến hành các buổi sơ kết, tổng kết riêng về sự phối hợp giữa nhà trường với các đoàn thể, tổ chức, cá nhân để thể hiện sự trân trọng, ghi nhận và tri ân đối với các tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho các hoạt động giáo dục của nhà trường.

6.2.5- Tự đánh giá: ĐạtKết luận về tiêu chuẩn 6: Kết luận về tiêu chuẩn 6:

Thực hiện chủ trương “Sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm của toàn xã hội”. Nhà trường đã xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhà trường – Gia đình – Xã hội, bước đầu phát huy được sự quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục của toàn xã hội.

Ngay từ đầu năm học, nhà trường cùng với GVCN tổ chức hội nghị CMHS bầu ra Ban đại diện CMHS lớp, Ban đại diện CMHS trường để thực hiện nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm và hoạt động theo Điều lệ của Ban đại diện CMHS. Để phát huy vai trò tích cực của phụ huynh trong việc quản lý và giáo dục học sinh, nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để CMHS, Ban đại diện CMHS lớp, Ban đại diện CMHS trường thực hiện điều lệ Ban đại diện CMHS và nghị quyết đầu năm học. Định kỳ, nhà trường tổ chức các cuộc họp với CMHS, Ban đại diện CMHS lớp, Ban đại diện CMHS trường để tiếp thu ý kiến về công tác quản lý nhà trường, các biện pháp giáo dục học sinh, giải quyết các kiến nghị cúa CMHS và góp ý kiến để Ban đại diện CMHS hoạt động gắn kết hiệu quả hơn trong việc giáo dục học sinh và xây dựng nhà trường. Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã làm tốt công tác phối hợp và nhận được sự ủng hộ tinh thần, vật chất của các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn để góp phần chăm lo cho sự nghiệp trồng người.

Tuy nhiên, hạn chế của các Ban đại diện CMHS là hoạt động chưa đều tay, công việc thường tập trung chủ yếu vào một số người nên chưa phát huy hết sức mạnh tinh thần và năng lực hoạt động của toàn Ban đại diện. Việc sơ kết, tổng kết đánh giá sự phối hợp giữa nhà trường với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong việc hỗ trợ các hoạt động giáo dục chưa thực hiện riêng, còn lồng ghép vào nội dung báo cáo sơ kết, tổng kết năm học.

Số lượng tiêu chí đạt yêu cầu: 2

Số lượng tiêu chí không đạt yêu cầu: 0

Một phần của tài liệu Bao cao Tu danh gia THPT Tam nong (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w