Tiêu chí 3: Sử dụng thiết bị trong dạy học, xây dựng và đánh giá sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên trong nhà trường thực

Một phần của tài liệu Bao cao Tu danh gia THPT Tam nong (Trang 58 - 60)

4. Tiêu chuẩn 4: Thực hiện chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục Mở đầu:

4.3 Tiêu chí 3: Sử dụng thiết bị trong dạy học, xây dựng và đánh giá sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên trong nhà trường thực

kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên trong nhà trường thực hiện theo quy định của nhà trường và của Bộ GD&ĐT.

a) Giáo viên thực hiện đầy đủ việc sử dụng thiết bị hiện có của nhà trường trong dạy học.

b) Sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.

c) Nhà trường thực hiện tốt việc đánh giá sáng kiến, kinh nghiệm về các hoạt động giáo dục của giáo viên hoặc tập thể giáo viên.

4.3.1- Mô tả hiện trạng

Nhà trường chỉ đạo các tổ chuyên môn tiến hành ra soát, kiểm tra và phân loại các thiết bị dạy học hiện có theo tiến trình từng bài, chương của các khối lớp và lên kế hoạch sử dụng thiết bị phục vụ dạy học. Việc quản lý phòng thiết bị dạy học được thực hiện thông qua: Sổ quản lý tài sản; sổ theo dõi đăng ký sử dụng thiết bị; biên bản kiểm tra định kỳ của nhà trường; sổ đầu bài thí nghiệm [H1.4.03.01], [H1.4.03.02], [H1.4.03.03], [H1.4.03.04].

Trong nội dung kế hoạch hằng năm, nhà trường quy định mỗi tổ chuyên môn viết ít nhất 01 sáng kiến kinh nghiệm, mỗi một cá nhân viết 01 đề tài sáng kiến kinh nghiệm [H1.4.03.05].

Tiến độ viết sáng kiến kinh nghiêm được báo cáo và tiến hành kiểm tra theo định kỳ. Hằng năm, hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban nghiệm thu, chấm sáng kiến, kinh nghiệm của các cá nhân và tập thể [H1.4.03.06].

4.3.2- Điểm mạnh:

Nhà trường thực hiện chỉ đạo, kiểm tra khá tốt đối với các tổ chuyên môn về việc sử dụng, bảo quản các thiết bị dạy học hiện có. Hồ sơ quản lý thiết bị đầy đủ, đúng quy định giúp Ban lãnh đạo nắm được tình hình sử dụng, bảo quản các thiết bị dạy học hiện có của nhà trường. Nhà trường rất chú trọng khuyến khích viết sáng kiến, kinh nghiệm phục vụ các hoạt động giáo dục trong toàn thể Hội đồng sư phạm.

4.3.3- Điểm yếu:

Một số giáo viên có tuổi cao chưa tích cực sử dụng các thiết bị dạy học hiện có, ý thức bảo quản thiết bị của một số học sinh chưa cao. Phong trào tham gia viết sáng kiến, kinh nghiệm cấp ngành và cấp tỉnh chưa được đông đảo giáo viên hưởng ứng.

4.3.4- Kế hoạch cải tiến chất lượng:

Quán triệt các tổ chuyên môn tăng cường sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học hiện có. Cần xây dựng ý thức tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm như một giải pháp tư duy nhằm cải tiến chất lượng dạy học.

4.3.5- Tự đánh giá: Đạt

4.4 Tiêu chí 4: Mỗi năm học, nhà trường thực hiện tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo quy định của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT. ngoài giờ lên lớp theo quy định của Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT.

a) Có kế hoạch triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

b) Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện theo kế hoạch đã đề ra.

c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

4.4.1- Mô tả hiện trạng:

Hằng năm dựa vào kế hoạch năm học của nhà trường, nhóm phụ trách hoạt động GDNGLL đã xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt đông GDNGLL cho từng khối và được Hiệu trưởng phê duyệt [H1.4.04.01].

Hoạt động GDNGLL được thực hiện theo khối và đúng chủ đề mà kế hoạch đề ra. Tiến độ triển khai được thể hiện trong sổ đầu bài của các lớp [H1.4.04.02].

Nhà trường rất chú trọng việc cải tiến các biện pháp thực hiện để ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động GDNGLL.

Mỗi học kỳ, nhà trường đều tiến hành rà soát, đánh giá để cải tiến các biện pháp thực hiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

4.4.2- Điểm mạnh:

Nhà trường triển khai hoạt động GDNGLL đúng thời lượng, chủ đề theo

Một phần của tài liệu Bao cao Tu danh gia THPT Tam nong (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w