Lực lượng làm TTĐN

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 41 - 45)

Các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã chỉ rõ: Các cán bộ, các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội, quần chúng, các cấp, các địa phương, các bộ, ngành, các phương tiện thông tin đại chúng, các NXB, các hội văn học nghệ thuật, các Đại sứ quán, các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài, các đoàn Việt Nam ra nước ngoài, các cơ sở doanh nghiệp, những người Việt Nam đi công tác, lao động và học tập, sinh sống ở nước ngoài đều phải làm TTĐN, đều phải có trách nhiệm đưa hình ảnh Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Trên thực tế hiện nay, lực lượng thực hiện nhiệm vụ TTĐN của Việt Nam không ngừng được mở rộng với nhiều tuyến, nhiều phương tiện cả ở Trung ương, địa phương. Ở Trung ương với các cơ quan chủ lực là Ban Tuyên giáo Trung ương; Ban Đối ngoại Trung ương; Bộ Ngoại giao; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Giáo dục - Đào tạo; Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài; Tổng cục Hàng không Việt Nam; Tổng cục Hải quan; Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; Liên Hiệp các Tổ chức hữu nghị của Việt Nam... Các phương tiện thông tin đại chúng lớn như TTXVN, Đài THVN, Đài TNVN, gần bốn mươi báo chuyên đối ngoại bằng tiếng Anh, Nga, Hoa, Pháp, NXB Thế giới, các cơ quan chuyên trách về phát hành sách báo đối ngoại...

Trong sự phát triển chung của các lực lượng TTĐN thời gian vừa qua, ngoài các hoạt động đối ngoại Đảng, Nhà nước và Ngoại giao nhân dân, các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, còn phải kể tới sự phát triển mạnh mẽ của các lực lượng truyền thông, điển hình là các cơ quan thông tấn, báo chí.

Hiện nay ở nước ta có 4 loại hình báo chí đang hoạt động. Đó là báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử trên Internet, không kể các Blog cá nhân khác. Tính đến năm 2008, cả nước ta có 712 cơ quan báo chí, trong đó riêng báo in là 634 cơ quan với 813 ấn phẩm báo chí. Nhờ có hệ thống báo chí phong phú, đa dạng nên đã có điều kiện để chuyển tải các thông tin quan trọng của Đảng và Nhà nước cũng như thông tin về tình hình trong nước và quốc tế đưa ra nước ngoài ngày càng kịp thời, toàn diện hơn, giúp cho nhân dân thế giới và cộng động người Việt Nam ở xa Tổ quốc có được những hiểu biết đúng đắn

về tình hình Việt Nam, tranh thủ ngày càng rộng rãi sự đồng tình ủng hộ của họ đối với công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.

Báo chí đã chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức, làm tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội vừa là diễn đàn của nhân dân. Hoạt động báo chí nước ta vượt qua khó khăn thử thách, có bước phát triển mới về mọi mặt, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của cách mạng, giữ vững sự ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới về mọi phương diện, nhất là về kinh tế và dân chủ hóa đời sống xã hội. Báo chí đã góp phần giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng, tích cực tuyên truyền, giải thích quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, phát hiện và phản ánh nhiều vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, giúp các cơ quan Đảng, Nhà nước nắm bắt và giải quyết kịp thời; cổ vũ và động viên phong trào thi đua thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại.

Báo chí cũng đã có những đóng góp xứng đáng vào công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, góp phần làm phong phú và sáng tỏ hơn nhiều luận điểm quan trọng và cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần hình thành và từng bước hoàn chỉnh lý luận của sự nghiệp đổi mới, con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cùng với việc biểu dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến, báo chí tích cực tham gia chống tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, đấu tranh chống những quan điểm, nhận thức sai trái, chống các âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên báo chí đã được mở rộng và đa dạng hóa. Đa số cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đã có ý thức tự học, tự rèn luyện vươn lên và trưởng thành qua thực tiễn hoạt động, đã có sự tiến bộ đáng kể về chuyên môn, nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị.

1.2.2. Một số chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước tavề hoạt động TTĐN về hoạt động TTĐN

Trên cơ sở ý thức ngày càng rõ hơn về tầm quan trọng của hoạt động TTĐN, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn về công tác TTĐN. Nếu tính từ năm 1992 đến nay, có thể thấy đó là:

- Chỉ thị 11/CT-TW ngày 13 tháng 6 năm 1992 của Ban Bí thư khóa VII đã chỉ ra những nội dung chủ yếu của TTĐN là:

+ Thông báo đường lối, chính sách và thành tựu đổi mới toàn diện của nước ta, những chủ trương quan trọng của ta nhằm giải quyết một số vấn đề lớn hoặc đáng chú ý về kinh tế, chính trị, xã hội... kịp thời bác bỏ những thông tin xuyên tạc, sai lệch về tình hình Việt Nam, nhất là về tình hình dân chủ, nhân quyền, ngăn chặn việc truyền bá vào nước ta những quan điểm, tư tưởng, lối sống, văn hóa phản động, đồi truỵ, kích động bạo lực.

+ Thông tin về chính sách đối ngoại, kể cả chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, những khả năng to lớn của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các nước.

+ Thông tin về đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời hết sức phong phú của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tùy từng địa bàn, đối tượng và yêu cầu từng lúc mà xác định nội dung và hình thức thông tin cho thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm.

Những thông tin đó cần phải chân thật, chính xác, sinh động, kịp thời và hợp đối tượng để có sức thuyết phục.

Chính vì vậy, việc hình thành một cơ chế chỉ đạo thống nhất hoạt động cả về nội dung, cả về phương thức hoạt động, cả về phối hợp lực lượng và về phân bổ các nguồn lực của TTĐN là hết sức cần thiết. Những văn bản pháp quy do các cơ quan nhà nước ban hành sẽ giúp các lực lượng làm thông tin đối ngoại có được hành lang pháp lý cần thiết, tạo điều kiện để họ mạnh dạn, chủ động, sáng tạo trong hoạt động; đồng thời cơ quan quản lý Nhà nước cũng có cơ sở pháp lý để kiểm tra, đánh giá hoạt động của các lực lượng làm công tác này.

- Ngày 29/12/1998, Thường vụ Bộ Chính trị ra Thông báo số 188/CT- TW, bổ sung, nhấn mạnh những đối tượng, địa bàn ưu tiên, những trọng điểm tổ chức lực lượng. Công tác TTĐN đã tiến hành có định hướng, tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm. Chất lượng và số lượng sản phẩm TTĐN ngày cần được tăng cường và đổi mới. Thường vụ Bộ Chính trị yêu cầu chỉ đạo tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 11/CT-TW, đồng thời cần chú trọng một số việc:

+ Ngoài việc tiếp tục quan hệ và chủ động xúc tiến công tác thông tin, tuyên truyền hướng vào các đối tượng và địa bàn đã được xác định tại Chỉ thị 11/CT-TW, ưu tiên cung cấp thông tin định hướng cho người nước ngoài đến

Việt Nam sống, làm việc, du lịch, học tập và các nhà Việt Nam học trên thế giới. Tranh thủ họ để qua đó đưa thông tin giới thiệu về Việt Nam ra thế giới;

+ Tiếp tục đầu tư và nâng cao chất lượng hệ thống báo chí, xuất bản quốc gia như TTXVN, Đài THVN, Đài TNVN, một số báo và NXB lớn để làm nòng cốt cho công tác TTĐN. Từng bước tổ chức chặt chẽ việc đưa các bộ phận chính của hệ thống này chuyển ngữ lên mạng Internet, nhằm cập nhập tin tức về Việt Nam trên thế giới...;

+ Kết hợp chặt chẽ việc tổ chức lực lượng trong nước với việc triển khai thông tin ở nước ngoài, giữa thông tin đối nội với TTĐN, giữa chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại, văn hoá đối ngoại, giữa ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân, tạo và phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng làm công tác TTĐN...

- Tháng 4/2000, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị 10/2000 về tăng cường quản lý và đẩy mạnh công tác TTĐN, yêu cầu quán triệt Chỉ thị số 11/CT-TW ngày 13 tháng 6 năm 1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khoá VII) và Thông báo số 188/CT-TW ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Thường vụ Bộ Chính trị, để làm tốt công tác TTĐN, đáp ứng đòi hỏi tình hình mới,

- Nghị quyết Đại hội IX (năm 2001) nhấn mạnh nhiệm vụ: “Tăng cường công tác TTĐN và văn hóa đối ngoại”. Thực tế này cho thấy, Đảng ta đặt ra yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo và phối hợp ở tầm chiến lược của công tác TTĐN trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thay đổi.

- Ngày 26/12/2001, Ban Bí thư đã ban hành Quyết định 16 về thành lập Ban Chỉ đạo công tác TTĐN và kèm theo là “Quy chế phối hợp chỉ đạo công tác TTĐN”.

+ Từ khi được thành lập, Ban Chỉ đạo đã giúp Lãnh đạo Đảng và Chính phủ nhiều đề xuất quan trọng để chỉ đạo thông tin tình hình trong nước ra nước ngoài, thông tin tình hình quốc tế phức tạp, đẩy mạnh thông tin hội nhập kinh tế quốc tế, giao lưu văn hóa đối ngoại...

+ Cơ chế phối hợp xử lý các vấn đề nhạy cảm giữa các cơ quan Trung ương đã hình thành và hoạt động khá tốt. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, kiểm tra công tác trong nước, thông qua Bản tin nội bộ để chỉ đạo tình hình... đã tiến hành đều đặn trong thời gian qua.

Nhiều tỉnh, thành phố đã quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền đối ngoại của địa phương mình. Các địa phương đã tập trung vào thông tin kinh tế đối ngoại, góp phần giới thiệu hình ảnh của địa phương ra quốc tế, làm cho nhận thức của lãnh đạo, của nhân dân và đặc biệt của các doanh nghiệp được nâng lên tầm cao mới.

Các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ngành, các cấp, các doanh nghiệp đều tranh thủ mọi cơ hội để tiếp xúc, tuyên truyền, vận động các đối tượng và báo chí nước ngoài. Các địa phương và doanh nghiệp, với nhận thức vai trò quan trọng và đi trước của TTĐN, đã dành những chi phí nhất định để thông tin và đặt quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài trên những kênh thông tin hiện đại nhất.

- Tháng 4/2006, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã thành công tốt đẹp và đề ra phương hướng nhiệm vụ phát triển đất nước cho 5 năm tới. Nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu và nhiệm vụ do Đại hội đề ra, hoạt động đối ngoại và công tác TTĐN cần phải được đặt trên một tầm cao mới, góp phần giữ vững được môi trường hoà bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi hơn nữa cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nâng cao hơn nữa vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Đối với công tác TTĐN, Nghị quyết xác định:

Đẩy mạnh công tác văn hoá - TTĐN, góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước... Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại; đối ngoại quốc phòng và an ninh; TTĐN và thông tin trong nước.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác TTĐN trong tình hình mới, Đại hội tiếp tục khẳng định: “Tích cực, chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế” 45 là một trong tám nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn hội nhập sâu rộng hiện nay. Đại hội nêu rõ yêu cầu và mục tiêu của công tác TTĐN: “đẩy mạnh công tác văn hoá - TTĐN, góp phần tăng cường sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước”46.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 41 - 45)