Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nộ

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 45 - 50)

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, đáp ứng yêu cầu của tình hình, ngày 10/9/2008, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 26 về “tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác TTĐN trong tình hình mới”.

1.3. Những yêu cầu đối với hoạt động TTĐN trong quá trình hộinhập quốc tế hiện nay nhập quốc tế hiện nay

Sự mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội bên cạnh mặt thuận lợi cũng tạo ra những thách thức gay gắt hơn, phức tạp hơn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ta. Nhiều trào lưu, khuynh hướng tư tưởng, những thông tin sai trái dễ dàng xâm nhập vào nước ta, tác động nhanh và mạnh vào tư tưởng, tâm lý, tình cảm, lối sống của con người Việt Nam. Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước cũng ngày càng quyết liệt và tinh vi hơn, nhất là trên mặt trận thông tin, tư tưởng.

Trong khi đó, tình hình chính trị, kinh tế... quốc tế đang tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp, đặt ra những đòi hỏi mới về thông tin, lý luận. Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, nhất là cách mạng thông tin đã và đang tác động sâu sắc đến TTĐN của mọi quốc gia. Thế giới phẳng, cuộc sống số... tất cả những khái niệm này đã và đang thay đổi cuộc sống và cách thức thông tin của chúng ta.

Bối cảnh trên đây tạo ra những cơ hội và thách thức đan xen đối với công tác TTĐN của nước ta trong thời gian tới. Cơ hội to lớn là thế và lực của đất nước ta ngày càng phát triển vững chắc, Việt Nam đã và đang tiếp tục đổi mới thành công. Đây là cơ sở hết sức thuận lợi đối với TTĐN của chúng ta. Thế và lực của đất nước tăng lên giúp chúng ta xây dựng trong lòng bạn bè thế giới hình ảnh một Việt Nam năng động, giàu sức sống trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. Bên cạnh đó, sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng thông tin giúp công tác TTĐN phát triển mạnh mẽ. Việc mới đây, ngày 19/4/2008, Việt Nam phóng vệ tinh VINASAT-1 là một bước quan trọng giúp tăng cường hạ tầng viễn thông, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các loại hình truyền thông, kể cả các dịch vụ truyền thông công nghệ cao, góp phần quan trọng thúc đẩy công tác thông tin nói chung và TTĐN nói riêng. Nhờ đó, chúng ta có điều kiện tiếp cận tới ngày càng nhiều đối tượng thông tin, với

46 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

bạn bè quốc tế, với hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài bằng những phương thức chuyển tải thông tin phong phú, đa dạng và hiệu quả.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu sắc như ngày nay, mặt thách thức đặt ra đối với công tác TTĐN cũng rất lớn. Các lực lượng thù địch đang ra sức chống phá ta, nhất là trên mặt trận thông tin, tư tưởng. Chúng lợi dụng những thành tựu của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet để đưa ra những thông tin sai trái, xuyên tạc về Việt Nam, đồng thời để tập hợp với nhau, phối hợp các hành động chống phá ta, đòi hỏi chúng ta phải luôn cảnh giác đấu tranh.

Những cơ hội và thách thức nêu trên đan xen lẫn nhau, đòi hỏi TTĐN phải nắm vững và bám sát các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đối ngoại, cải tiến nội dung và phương pháp TTĐN, làm nổi bật hìnhh ảnh và vị thế của nước Việt Nam đổi mới trên trường quốc tế, góp phần thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ X đề ra, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hoạt động TTĐN trong bối cảnh hiện nay cần tập trung vào các nội dung sau đây:

a. Giới thiệu rộng rãi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta cũng như những thành tựu đạt được trong 20 năm đổi mới

Quan hệ quốc tế cơ bản là mối quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc, các tổ chức và các phong trào quốc tế, các vùng và khu vực. Trong mối quan hệ này, các nước đều muốn tìm hiểu và thu thập thông tin về các nước đồng thời cũng phải thông tin ra bên ngoài để thế giới hiểu mình. Đó là yêu cầu và cũng là nhu cầu của mỗi quốc gia tham gia vào quan hệ quốc tế. Chính sách đối ngoại của Việt Nam được Đảng và Nhà nước ta xác định là “Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”. Vì vậy, việc thông tin, giới thiệu, phổ biến các đường lối chính sách của nước mình ra thế giới là điều cần thiết để thể hiện thiện chí của Việt Nam trong việc tích cực hoà nhập vào cộng đồng quốc tế.

Nội dung thông tin về đường lối, chính sách và các thành tựu của Việt Nam cụ thể là:

TTĐN phải làm rõ chủ trương, đường lối chính sách về sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đường lối đối ngoại độc lập, hoà bình,

rộng mở; các chính sách về phát triển kinh tế, chính trị, xã hội… của đất nước.

Dân tộc Việt Nam đã để lại trong mắt bạn bè quốc tế những hình ảnh đẹp và anh dũng về những trang vẻ vang trong lịch sử đấu tranh giữ nước, đặc biệt là qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhưng quá khứ đã trôi qua, chiến tranh đã kết thúc, mọi hận thù được khép lại, Việt Nam giờ đây đang tiến hành công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của ĐCS Việt Nam đưa nước ta tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Công tác TTĐN cần phải làm rõ những mục tiêu của Đảng và Chính phủ, mục tiêu dài kỳ và cả những mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn.

TTĐN phải chủ động thông tin, tuyên truyền, giới thiệu với nhân dân thế giới về công cuộc đổi mới đang mở ra sâu rộng ở nước ta, giới thiệu với thế giới những thông tin quan trọng có ý nghĩa lịch sử trong xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội thời kỳ đổi mới, góp phần nâng cao sự hiểu biết về tiềm năng phát triển kinh tế, về nền văn hóa lâu đời chứa đựng tính nhân văn sâu sắc của Việt Nam… TTĐN có nhiệm vụ giới thiệu cho bạn bè quốc tế biết về hình ảnh một đất nước Việt Nam mới, hàn gắn vết thương chiến tranh, khép lại quá khứ nhìn về tương lai tươi sáng, một Việt Nam hoà bình, hữu nghị, ổn định, phát triển năng động và đầy tiềm năng. Thông tin kịp thời với độ tin cậy cao sẽ góp phần củng cố lòng tin của họ, tạo cơ sở thuận lợi cho việc phát triển các quan hệ khác hữu nghị của nước ta với nước ngoài. Thông tin về những chủ trương chính sách của Chính phủ đối với lĩnh vực kinh tế, thương mại cũng như các lĩnh vực khác làm cho thế giới hiểu đúng về tình hình mọi mặt và công cuộc đổi mới của Việt Nam, ủng hộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tình hữu nghị và sự hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, cùng phát triển giữa nhân dân ta và nhân dân các nước. Chủ động cung cấp thông tin cho các đối tác nước ngoài muốn đầu tư, làm ăn ở Việt Nam hoặc đang làm ăn tại Việt Nam, giải đáp những thắc mắc của họ về cơ chế, chính sách. Thẳng thắn nêu rõ những mặt còn hạn chế và yếu kém, phân tích kỹ các nguyên nhân thất bại không làm các nhà đầu tư quốc tế giảm độ tin cậy vào môi trường đầu tư của Việt Nam. Mà trái lại, việc thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm yếu kém và tìm cách khắng phục sai lầm của Việt Nam sẽ khiến bạn bè quốc tế tin tưởng vào tính minh bạch, công bằng của các chính sách phát triển mà Đảng và Chính phủ Việt Nam đề ra. Khi đã tin tưởng, họ sẵn sàng đầu tư vào các dự án kinh tế, tài chính, xây dựng cơ sở hạ tầng tại nước ta. Công tác TTĐN cần phải tuyên truyền mạnh đường lối, chính sách pháp luật trong sự phát triển để nền kinh tế nước ta tăng

trưởng nhanh, mạnh và bền vững. Cùng với đó, TTĐN phải tập trung tuyên truyền các quan điểm, đường lối, chính sách pháp luật để giải quyết các vấn đề xã hội, tuyên truyền có chiều sâu hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân một cách toàn diện. Từ đó gợi mở cho các đối tác nước ngoài thấy những nhu cầu kinh tế, xã hội quan trọng mà chúng ta cần thu hút sự hợp tác liên kết nước ngoài, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, tài chính.

Điều này đã được chứng minh qua thực tế những năm gần đây, báo chí tích cực đưa tin về những nỗ lực của Đảng và Chính phủ ta trong việc cải cách chính sách đầu tư, xây dựng các chính sách phát triển kinh tế cụ thể, tiến hành cuộc đấu tranh chống tham nhũng, báo chí công khai vạch trần các vụ tiêu cực, tham nhũng…đã khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài thêm tin tưởng vào Nhà nước và chính sách của Việt Nam. Nhiều tập đoàn kinh tế lớn tầm vóc quốc tế đã đầu tư vào Việt Nam với số vốn lớn chứng tỏ họ tin vào tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam như Intel, Microsof,….

Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là các thông tin trong nước đều được đăng tải một cách tràn lan, không định hướng và thiên về những tin tức giật gân, không sát thực tế, điều này không chỉ gây mất lòng tin đối với nhân dân Việt Nam mà còn gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đấu tranh bảo vệ lợi ích kinh tế của ta trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, không đưa những thông tin gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, doanh nghiệp… Một số các bài báo đối ngoại chưa cập nhật tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, còn rơi rớt những tin bài chưa phân tích đúng các chính sách kinh tế - xã hội, lộ bí mật thông tin, chưa sát đúng với thông tin…

Bên cạnh việc giới thiệu và phổ biến các đường lối, chính sách của nhà nước ta, TTĐN cũng cần làm nổi bật những thành tựu Việt Nam đạt được sau 20 năm đổi mới, điều này góp phần đáng kể khẳng định sự ổn định chính trị - xã hội, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, chủ động tích cực hội nhập quốc tế… của đất nước ta.

Chúng ta phải thực hiện thông tin tốt về các sự kiện quan trọng của đất nước như đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006); việc Việt Nam đã chuẩn bị và tổ chức thành công hội nghị diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); hành trình Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh WTO; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế…

Chủ động và tăng thời lượng nhiều hơn nữa để phản ánh thành tựu và tiến bộ trong quá trình mở rộng dân chủ, tôn trọng nhân quyền, đoàn kết dân

tộc, tự do tôn giáo ở Việt Nam. Những thông tin ấy phải có sức thuyết phục về lý luận và thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhóm đối tượng ở địa bàn trong nước (phóng viên báo chí nước ngoài ở Việt Nam, nhà đầu tư, khách du lịch) và ở địa bàn nước ngoài (cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, các nhà Việt Nam học…)

b. Thông tin, giới thiệu đường lối và chính sách đối ngoại bao gồm cả chính sách kinh tế đối ngoại

Nội dung thứ nhất của TTĐN là giới thiệu đường lối, chính sách của nhà nước Việt Nam trong đó bao gồm cả đường lối, chính sách đối ngoại. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ của nước ta với các nước khác trên thế giới vì vậy, thông tin về chính sách đối ngoại của nước ta là hết sức cần thiết để thể hiện rõ quan điểm, thái độ cụ thể của Việt Nam đối với quan hệ quốc tế.

TTĐN phải làm rõ “đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng quan hệ hợp tác với quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác khu vực và quốc tế”47, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.

TTĐN cung cấp những tin tức, những bài báo đối ngoại chứng minh khả năng to lớn của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với mọi đối tác, không phân biệt chế độ chính trị theo nguyên tắc cùng có lợi, đặc biệt là trong quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại. TTĐN tích cực phổ biến các văn bản liên quan đến kinh tế đối ngoại như các văn bản về đầu tư, thuế, xuất khẩu, nhập khẩu và các loại dịch vụ khác…đẩy mạnh và đặt trọng tâm vào thông tin phục vụ kinh tế đối ngoại, phối hợp và phát huy khả năng thông tin của các doanh nghiệp, các doanh nhân và các địa phương, mở rộng và đáp ứng tốt hơn nữa thông tin giao dịch kinh tế thương mại trên mạng internet. Từ năm 2006, Việt Nam đã chính thức gia nhập vào tổ chức thương mại WTO, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế phát triển thêm một bước đáng kể, công tác TTĐN cần chứng tỏ tính minh bạch, tính tích cực trong việc Việt Nam thực hiện các cam kết đã ký với tổ chức này, đồng thời cũng góp phần quảng bá, tăng sức cạnh tranh thương mại cho các doanh nghiệp trong nước. Nội dung của TTĐN cần thể hiện rõ sự chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình từ

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w