Theo tin Quốc tế Số 49 năm 2005 Wesite Bộ ngoại giao Việt Na m-

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 66 - 69)

chương trình lên Intemet. Các nội dung tiếng Anh và tiếng nước ngoài trên intemet được truyền qua 14.000 máy chủ ở 65 nước.

Trong ngân sách cho năm 2002, chính quyền của Tổng thống Bush dự tính dành ra 30 triệu USD cho việc tổ chức các chương trình nhạc nhẹ, và đưa tin hướng vào đối tượng người nghe dưới 30 tuổi ở Trung Đông. Đây là sáng kiến của Norman Pattiz, một thành viên ban quản trị Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và là chủ sở hữu một mạng lưới các đài phát thanh lớn nhất Mỹ có tên Westwood One. Chương trình của đài này sẽ được phát bằng nhiều thứ tiếng Ảrập khác nhau tại nhiều nước.

- Các đài phát thanh tư nhân được Mỹ tài trợ, điển hình là Đài Châu Á Tự do (RFA) thành lập năm 1950 và do CIA tài trợ thông qua một tổ chức bình phong mang tên “Uỷ ban vì Châu Á Tự do” như là một chiến dịch tuyên truyền chống Cộng, phát thanh từ Manila, Philippines, Dacca và Karachi, Pakistan vả một số địa điểm khác cho đến năm 1961. Năm 1971, sự dính líu của CIA chấm dứt và trách nhiệm được chuyển giao cho Hội đồng Phát thanh Quốc tế (BIB) do Tổng thống bổ nhiệm.

Năm 1994, hoạt động của RFA được phục hồi theo Đạo luật Phát thanh Quốc tế và chính thức đi vào hoạt động năm 1996 và do Quốc hội tài trợ dưới sự phân phối của Hội đồng quản trị truyền thông hay BBG (Broadcasting Board of Governors) với sứ mạng “quảng bá tự do và dân chủ thông qua phát các tin tức khách quan và chính xác về nước Mỹ và thế giới tới thính giả nước ngoài . . . tăng cường việc cổ vũ cho thông tin và tư tưởng, đồng thời phục vụ mục tiêu của chính sách ngoại giao Mỹ”. Tuy trên danh nghĩa là một công ty tư nhân, nhưng nhưng RFA không giấu diếm rằng nó là một công cụ của chính quyền Mỹ, nhằm phục vụ lợi ích và mục tiêu của chính quyền Mỹ. RFA phát trên sóng ngắn và Intemet bằng 9 thứ tiếng “phục vụ cho thính giả tại Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar và Triều Tiên. Catharin Dalpino cựu Trợ lý Ngoại trưởng thời Clinton gọi RFA là “phí tiền”. “Mỗi khi chúng ta cảm thấy có một kẻ thù ý thức hệ, chúng ta sẽ có Đài gì đó Tự do”. Bà cho rằng cách đưa tin của RFA là không cân bằng, nghiêng về tin tức chính trị do các nhóm ly khai ở nước ngoài cung cấp và mang nặng tính tuyên truyền54.

+ Trung tâm Thông tin Quốc tế của quân đội Mỹ

Thông tin mà các phương tiện thông tin thông thường phát ra đều có liên quan đến Trung tâm Thông tin Quốc tế của quân đội Mỹ. Nhân viên của

trung tâm này hoàn toàn không bị bắt buộc phải tuân thủ các nguyên tắc khách quan của báo chí thông thường mà nhiệm vụ của họ là đưa ra công luận các thông tin có dụng ý. Mà báo chí không phải lúc nào cũng có thể tiếp cận được chiến trường nên phải dựa vào các thông tin của báo chí địa phương, nên sẽ lấy phải các thông tin giả mà Bộ Quốc phòng Mỹ tung ra. Luật pháp Mỹ cấm sử dụng thông tin tuyên truyền nhằm vào công dân Mỹ. Vì thế mà đài VOA trong thời gian 1 975-1 995 đã bị cấm phát sóng trên phạm vi lãnh thổ Mỹ.

+ Cơ quan truyền thông toàn cầu (OGC)

Tháng 1/2003, Tổng thống Bush đã ký một sắc lệnh cho phép thành lập OGC (Cơ quan truyền thông toàn cầu). Nhà Trắng nhấn mạnh rằng việc thành lập cơ quan này sẽ “giúp Tổng thống Mỹ dễ dàng truyền đi các thông điệp của mình tới toàn thể thế giới quảng đại của phẩm giá và tự do”. Trên thực tế, OGC có nhiệm vụ soạn thảo các thông điệp có nội dung giải thích và ủng hộ chính sách của Mỹ cũng như điều phối các hoạt động của nhiều cơ quan và bộ ngành khác có liên quan trong bộ máy chính quyền Mỹ. OGC có thể điều động khẩn cấp “các nhóm thông tín viên” và các phương tiện thông tin tới các khu vực có lợi ích quốc tế mạnh mẽ. Sắc lệnh trên nêu cụ thể rằng Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ phải được thông tin đầy đủ về các nhiệm vụ mà OGC thực hiện. Đặt văn phòng tại Washington, London và Islamabát, OGC và các nhóm “thông tín viên” được điều động đều có chung một mục tiêu chính duy nhất: Hoạt động thông tin một cách liên kết để thúc đẩy hình ảnh tích cực của Mỹ và vì vậy, hợp pháp hóa chính sách đối ngoại của chính quyền Bush.

+ Cơ quan tình báo Mỹ (CIA)

Theo Michel Chossudovsky, Giáo sư người Canada nổi tiếng chống chiến tranh, tác giả của nghiên cứu “Chiến tranh và toàn cầu hóa, sự thực đằng sau sự kiện 1l/9”, yếu tố mấu chốt nhất trong “chiến dịch gieo rắc nỗi khiếp sợ và bóp méo thông tin” chính là CIA, một cơ quan bên cạnh các hoạt động lén lút khác - chuyên bí mật hỗ trợ các tác giả, nhà báo và các nhà phê bình thông qua trung gian là một mạng lưới ngân quỹ tư nhân và tổ chức bình phong đặt dưới sự bảo trợ riêng. CIA cũng gây ảnh hưởng lớn đến tầm vóc và định hướng của nhiều sản phẩm điện ảnh Hollywood. Kể từ 11/9/2001, đã có tới một phần ba đầu phim xuất xưởng Hollywood là phim chiến tranh. Cơ quan tình báo Mỹ phân ra làm ba loại tuyên truyền. Tuyên truyền “trắng” là tuyên truyền có ký tên chính thức; tuyên truyền “xám” có nguồn chính thức,

nhưng không ký tên đúng nguồn; trong khi tuyên truyền “đen” được sáng tạo từ các sự việc giả và tất nhiên, tên nguồn cũng là giả. Như vậy tuyên truyền trắng nhìn chung có hiệu quả trong thời bình và ít có tác dụng trong thời chiến do dân chúng đối phương thường hay nghi ngờ các hoạt động tuyên truyền từ các nước khác. Trong thời chiến, tuyên truyền đen “có vẻ giống” hơn nhiều bởi dân chúng thường tin tưởng rằng các thông điệp được phát đi có nguồn gốc chắc chắn và thân thiện. Trong khuôn khổ Bộ Ngoại giao Mỹ, mới đây bà C. Rice đã tuyên bố tăng thêm 75 triệu USD để hỗ trợ cho các nhóm đối lập trận chống lại chế độ Hồi giáo Têhêran. Một cách tổng thể, Ngoại trưởng Mỹ đã khẳng định muốn tái tổ chức và phát triển ngoại giao công cộng bằng cách bổ nhiệm thêm hàng loạt nhân sự đặc biệt phụ trách vấn đề này cho các sứ quán Mỹ tại các nước đang phát triển.

+ Các tổ chức cá nhân và phi chính phủ

Các tổ chức phi chính phủ (NGO) là một lực lượng quan trọng trong việc phổ biến các giá trị dân chủ của Mỹ ở nước ngoài với nhiều mức độ phụ thuộc tài chính khác nhau vào chính phủ Mỹ. Hoạt động của NGO bao gồm theo dõi và giáo dục công dân về quyền bầu cử, làm việc với các nhà lập pháp, quan toà và giới truyền thông. Trong những năm 1990, số lượng các NGO tăng vọt từ 6.000 lên 26.00055. Các nhóm được tổ chức lỏng lẻo này phát triển mạnh nhờ chi phí trên lạc thấp trong kỷ nguyên Intemet, tỏ ra rất hiệu quả trong việc thâm nhập vào các quốc gia. Vì có số lượng thành viên nằm tại các nước, NGO có thể tập trung sự chú ý của các báo chí và chính phủ vào các vấn đề của họ, qua đó tạo ra các liên minh chính trị xuyên quốc gia mới. Vì thế các chính phủ cần tính đến NGO như là đồng minh và kẻ thù của mình.

Một số NGO hoạt động với mục tiêu cơ bản là thay đổi chế độ mà điển hình là Viện Xã hội mở của George Soros với hoạt động của mình ở Nga và Viện Cộng hoà Quốc tế ở Hanh và Freedom House ở Ucraina trong đợt “Cách mạng Da cam”. Đa số các NGO rất nhạy cảm về việc gắn với các chính đảng và thường tuyên bố tính trung lập của mình vì tính trung lập là điều kiện cần để nhận ngân sách tù chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, ban giám đốc của các quỹ đều có liên hệ chặt chẽ với các nhân vật nổi tiếng của mỗi chính đảng. Thượng nghị sĩ John Mccain của đảng Cộng hoà là Chủ tịch Viện Cộng hoà Quốc tế (IRI) còn cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright lãnh đạo Viện Dân chủ Quốc gia (NDI). Một số NGO chính là56:

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 66 - 69)