Tổ chức các hoạt động TTĐN lớn trong nước

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 140 - 143)

58 Bài phát biểu của Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trần Đức Lai trên Hội nghị Tổng kết 15 năm thực hiện chỉ thị 11 của Ban bí thư khóa VII, ngày

3.2.1.Tổ chức các hoạt động TTĐN lớn trong nước

TTĐN không chỉ giúp cho bạn bè quốc tế hiểu rõ tình hình đất nước, công cuộc đổi mới, hội nhập của Việt Nam đã thu được những thành quả to lớn, giới thiệu hình ảnh một quốc gia năng động, thân thiện và đầy tiềm năng. Đối với nhân dân trong nước, công tác này còn góp phần nâng cao dân trí và định hướng dư luận xã hội, đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như phát triển các quan hệ quốc tế của Đảng, Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Bên cạnh những hướng thông tin nhằm và nhân dân, chính phủ nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài sống, làm việc ở Việt Nam, hiện nay công tác TTĐN tại chỗ cũng đang được đẩy mạnh.

Ngay từ năm 2006, TTĐN đã quảng bá kịp thời nhiều sự kiện chính trị trọng đại, có ý nghĩa to lớn về mọi mặt trong đời sống xã hội của đất nước, đặc biệt là các sự kiện chính trị xã hội lớn của đất nước và các sự kiện đối

ngoại quan trọng với bạn bè quốc tế. Thực hiện Nghị quyết Đại hội X, hoạt động đối ngoại nói chung và công tác TTĐN nói riêng đã diễn ra sôi động. Trước hết là các hoạt động thông tin về thành công của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của ĐCS Việt Nam tổ chức tại Hà Nội (4/2006).

Trong các hoạt động đối ngoại, nổi bật nhất là việc nước ta đăng cai và tổ chức thành công các sự kiện của năm APEC - Việt Nam - 2006 trên khắp 3 miền đất nước, trong đó có Tuần lễ Cấp cao tại Hà Nội vào tháng 11 năm 2006; Việt Nam được kết nạp làm thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); được nhóm nước châu Á nhất trí đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất vào ghế uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc khoá 2008 - 2009.

Năm 2007, công tác TTĐN tập trung tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XII, về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nội dung các Nghị quyết Hội nghị TW khóa X, những thành tựu của đất nước đã đạt được, những ngày lễ lớn... giúp cho bạn bè quốc tế và đồng bào ta ở nước ngoài hiểu rõ ý nghĩa các sự kiện chính trị lớn đang diễn ra trong nước. Nhờ đó, quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng, nhiều sự kiện quốc tế được tổ chức, môi trường đầu tư cải thiện được quảng bá rộng rãi nhiều nơi trên thế giới, những thời cơ, thuận lợi mới của đất nước tiếp tục được giới thiệu.

Bên cạnh đó, công tác TTĐN còn thực hiện tốt nhiệm vụ kịp thời vạch trần thủ đoạn, âm mưu của các thế lực phản động trong và ngoài nước, phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp những người bất đồng chính kiến, nhất là sau khi ta bắt, xử lý các đối tượng chống đối Đảng và Nhà nước như Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Lê Quốc Quân, Trần Khải Thanh Thuỷ... về tội hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam quy định tại Điều 88 Bộ luật hình sự, ngăn chặn kịp thời, làm thất bại âm mưu, hoạt động của các tổ chức phản động lưu vong, như tổ chức “Việt Tân” dự định thông qua hoạt động của hạ nghị sỹ Loretta Sanchez trong đoàn Uỷ ban Quân lực Hạ viện Mỹ thăm và làm việc tại Việt Nam vào tháng 4/2007 để công khai hoá tổ chức của chúng... làm cho nhân dân và bạn bè trên thế giới hiểu rõ bản chất của những kẻ có hành vi đi ngược lợi ích dân tộc, ngăn cản công cuộc đổi mới phát triển đất nước, góp phần vào việc đấu tranh chống việc lợi dụng nhân quyền, tranh thủ sự ủng hộ của những lực lượng tiến bộ trên thế giới.

Năm 2008, năm đầu tiên trên cương vị Ủy viên không Thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc, với nhiều thuận lợi, khó khăn; thời cơ và thách thức. Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, lạm phát tăng cao, giá dầu mỏ diễn biến phức tạp, thị trường nhà đất, thị trường chứng khoán chao đảo ở nhiều quốc gia, đặc biệt là ở Mỹ. Khủng hoảng tài chính với sự đổ vỡ của nhiều ngân hàng, tập đoàn tài chính lớn đã tác động xấu đến nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong điều kiện đó, cùng với những khó khăn về thời tiết, thiên tai dịch bệnh, kinh tế nước ta cũng gặp nhiều yếu tố phức tạp, lạm phát tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, với sự nỗ lực chung, công tác TTĐN đã tiếp tục phát huy thành tựu đã đạt được trong những năm đầu sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và các Hội nghị Trung ương tiếp theo. TTĐN đã góp phần giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thực trạng triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo tâm lý yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ đó, 9 tháng đầu năm 2008 đã thu hút hơn 57 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Lạm phát được kiềm chế, tháng 9/2008 chỉ tăng 0,18 %, thị trường chứng khoán bước đầu đã ổn định hơn... tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 9 tháng đạt hơn 6,5 % các vấn đề an sinh xã hội được quan tâm... Các hoạt động giao lưu văn hóa, các chuyến thăm cấp cao giữa Việt Nam và các nước tiếp tục được duy trì, nhiều sự kiện lớn trong nước và thế giới được tổ chức cho thấy vị thế của nước ta không ngừng được nâng cao.

Bên cạnh đó, trước những âm mưu và thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, thực hiện chiến lược "diễn biến hoà bình" chống phá Việt Nam, công tác TTĐN đã quan tâm đấu tranh kiên quyết bằng những luận cứ xác đáng và khoa học bảo vệ sự lựa chọn định hướng XHCN của chúng ta, ngăn chặn, đẩy lùi và làm thất bại những âm mưu, luận điệu xuyên tạc và các ảnh hưởng xấu về tư tưởng, văn hóa từ bên ngoài. Đây được coi là một nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa chiến lược cơ bản, lâu dài của công tác TTĐN nói riêng và của công tác tư tưởng nói chung hiện nay ở nước ta.

Trong năm 2008, bên cạnh các thuận lợi, công tác TTĐN còn góp phần tích cực vào việc đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc về cái gọi là Việt Nam "vi phạm nhân quyền", "vi phạm tự do ngôn luận, tự do tôn giáo"... đã góp phần đấu tranh chống việc lợi dụng nhân quyền, tôn giáo, qua đó tranh thủ sự ủng hộ của những lực lượng tiến bộ trên thế giới. Tập trung là các vấn đề liên quan đến việc đòi lại đất ở Giáo xứ Thái Hà và 42 Nhà chung của một số linh mục, giáo dân bị lôi kéo, kích động gây áp lực yêu cầu Bộ

Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các nước “cần quan tâm đặc biệt về tự do, tôn giáo” (CPC). Các hoạt động chống phá của Thích Quảng Độ và những phần tử cực đoan trong giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất, trong các tổ chức cơ hội như Đảng Việt Tân, Đảng Dân Chủ thế kỷ XXI.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 140 - 143)