Đặc điểm đối tượng thông tin

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 84 - 85)

56 Soft Power: Democracy Promotion and U.S NGOS, Alexandra Silver, 17/3/

2.1.1. Đặc điểm đối tượng thông tin

TTĐN cho chính phủ và nhân dân các nước trên thế giới hướng tới người nước ngoài ở tất cả các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới bao gồm các chính giới, phong trào chính trị, các tổ chức văn hóa xã hội và nhân dân. Trong nhóm đối tượng này cần đặc biệt chú ý các trung tâm kinh tế, chính trị lớn, các nước láng giềng và khu vực, các nước có nhiều mối quan hệ về lịch sử, kinh tế và văn hóa với nước ta, cụ thể là: Các tổ chức quốc tế; các quốc gia có quan hệ kinh tế với Việt Nam; các hiệp hội (trong lĩnh vực kinh tế); các doanh nghiệp (nước ngoài); người tiêu dùng các sản phẩm xuất khẩu, kể cả sản phẩm du lịch; các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về kinh tế; các tổ chức có chức năng cung cấp thông tin.

Chính giới - Gồm các nghị sỹ Quốc hội và quan chức chính phủ ở các cấp. Đây là nhóm đối tượng có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách đối nội và đối ngoại. Họ là một đối tượng đặc biệt và nếu có quan hệ chặt chẽ và làm tốt cung cấp thông tin cho đối tượng này, tác động đến họ, thì họ sẽ là lực lượng hậu thuẫn cho nhũng chính sách của nước đó với nước ta. Thông tin mà những đối tượng này cần là các chủ trương chính sách lớn của đất nước và những vấn đề có liên hệ trực tiếp tới quan hệ song phương hoặc những thông tin mà từng nhóm đối tượng cần đến liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực nào đó ở Việt Nam.

Giới kinh doanh - là các công ty, các nhà đầu tư, kinh tế, tài chính. Đây là một lực lượng có vai trò rất quan trọng trong việc thực thi các chiến lược kinh tế của nước chủ quản ra nước ngoài. Đây cũng là lực lượng có sức mạnh kinh tế thực chất có thể làm thay đổi cả nền kinh tế. Trong bối cảnh chúng ta kêu gọi đầu tư, tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, để có thể tranh thủ được nhóm này, cần tích cực cung cấp cho họ thông tin chính sách kinh tế, các biện pháp khuyến khích đầu tư, các lợi ích kinh tế cụ thể mà họ có được khi làm ăn với Việt Nam. Một khi mối quan tâm về lợi ích kinh tế của các công ty đối với một nước khác đủ lớn, thì bản thân họ sẽ quay lại vận động Chính phủ nước mình có những chính sách thuận lợi cho việc làm ăn kinh doanh của họ.

Giới học giả - Là các nhà nghiên cứu, các giáo sư giảng dạy tại các

trường đại học hoặc các Trung tâm nghiên cứu. Tại các nước, nhóm đối tượng này có vai trò tư vấn trong việc tham gia hoạch định hoặc thẩm định chính sách đối nội và đối ngoại. Là những người nghiên cứu, họ cần thông tin “đầu tay”, thậm chí thông tin nội bộ để có được sự đánh giá, nhận xét chính xác về tình hình chung cũng như trong một lĩnh vực cụ thể của một quốc gia.

Quần chúng nhân dân các nước - Đây là nhóm đối tượng đông đảo nhất và nếu được vận động, họ sẽ trở thành một lực lượng hậu thuẫn hùng hậu. Sự ủng hộ của nhân dân thế giới đối với Việt Nam trong thời gian chiến tranh là một minh chứng. Đối với nhóm đối tượng này, hình thức thông tin cần đa dạng phong phú, chủ yếu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Một phần của tài liệu ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾCỦA VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w