các đài phát thanh, truyền hình từ trung ương đến địa phương và báo chí điện tử; sắp xếp, thu gọn đầu mối theo hướng khoa học, hợp lý, hiệu quả.
- Quán triệt đầy đủ mối quan hệ giữa thông tin đối nội và TTĐN đối với tất cả các cơ quan báo chí và TTĐC trong hoạt động của mình.
- Có cơ chế phối hợp về thu thập thông tin và cung cấp thông tin cho báo chí trong nước. Chủ động hướng dẫn và định hướng cho báo chí trong nước đối với các vấn đề quốc tế nhạy cảm, không để ảnh hưởng đến quan hệ giữa Việt Nam với các nước.
- Tổ chức các chương trình truyền thông đối ngoại lớn nhân dịp các sự kiện quan trọng ở trong nước và quốc tế, nhân dịp các phái đoàn cấp cao Việt Nam thăm các đối tác quan trọng.
- Phát triển và hoàn thiện hệ thống các phương tiện TTĐN. Xây dựng một hệ thống truyền thông phong phú, đa dạng. Coi trọng vai trò của phát thanh, truyền hình đi đôi với áp dụng công nghệ hiện đại cải tiến chất lượng chương trình và diện phủ sóng. Tăng cường phát huy lợi thế của báo chí điện tử, trang tin điện tử trong công tác TTĐN. Trong đó chú trọng:
+ Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình đối ngoại trên các kênh VTV1, VTV4 Đài THVN, kênh VOV6 Đài TNVN Việt Nam nhằm phổ biến sâu rộng, kịp thời, có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu công cuộc đổi mới.
Đầu tư, phát triển kênh truyền hình đối ngoại VTV8. Tiếp tục tăng thời lượng phát thanh, truyền hình ra các nước, các khu vực.
+ Cải tiến, nâng cao chất lượng Tạp chí TTĐN và một số tờ báo đối ngoại chủ lực (Vietnam News; Le Courier du Vietnam; Tạp chí Quê hương; Báo điện tử Tổ quốc; Tạp chí Cửa sổ Văn hoá...)
+ Xây dựng cổng thông tin Việt Nam (Vietnam Information Network hoặc Gateway to Vietnam). Phát triển đi đôi với quản lý tốt mạng Internet và các mạng thông tin nội địa quốc gia. Đẩy mạnh TTĐN trên mạng Internet thông qua các trang tin điện tử của các bộ ngành, địa phương, cơ quan, doanh nghiệp... Chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu chung thông tin về Việt Nam trên mạng Internet.
- Nghiên cứu, xây dựng trang thông tin điện tử (website) “Thông tin đối ngoại” trực thuộc Ban chỉ đạo công tác TTĐN.
- Các cơ quan báo chí rà soát các chuyên trang, chuyên mục để không ngừng cải tiến, đổi mới cách thức thông tin theo hướng kịp thời, đa dạng, hấp dẫn. Tham gia tổng hợp, đánh giá, nhận xét báo chí quốc tế nói về Việt Nam.
- Đẩy mạnh việc phát hành sách, báo, phim ảnh, băng đĩa hình và các sản phẩm TTĐN khác của Việt Nam ra nước ngoài.
- Tăng cường chất lượng và số lượng báo chí, phóng viên thường trú trên nhiều địa bàn các nước, chú ý các địa bàn trọng điểm; mở rộng và phát huy vai trò của các cơ quan thường trú báo chí Việt Nam ở nước ngoài; sắp xếp lại hệ thống tổ chức các cơ quan này ở nước ngoài. Cụ thể:
+ Tập trung mở thêm các cơ quan báo chí thường trú ở nước ngoài ở các địa bàn trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải, manh mún. Đó là các nước láng giềng và trong khu vực (Trung Quốc, Lào, Campuchia và các nước ASEAN), các nước lớn và các trung tâm chính trị - kinh tế (Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, một số nước châu Âu), các địa bàn có trụ sở của các tổ chức quốc tế lớn (Niu Oóc, Giơnevơ), các địa bàn có đông cộng đồng người Việt Nam sinh sống và một số địa bàn trung tâm của các khu vực như châu Phi và Mỹ Latinh.
+ Tăng cường mở thêm cơ quan thường trú của các cơ quan thông tấn, báo chí lớn của Trung ương (Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân Dân) và các báo có số lượng độc giả lớn (Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Tiền Phong...).
+ Giao trách nhiệm cho Đại sứ, người đứng đầu cơ quan đại diện của ta ở nước ngoài làm đầu mối, chỉ đạo, quản lý phóng viên thường trú.
Cơ cấu và nhân sự của các cơ quan thường trú ở nước ngoài được tổ chức theo hướng tinh giản, gọn nhẹ, đa năng. Có thể tính đến việc thành lập cơ quan báo chí thường trú chung có trụ sở ngay tại cơ quan đại diện. Các phóng viên được cử đi công tác tại các cơ quan thường trú ở nước ngoài cần có chuyên môn, nghiệp vụ tốt, khả năng ngoại ngữ tốt và có lập trường tư tưởng vững vàng.
+ Tăng cường các hoạt động thông tin, giới thiệu và quảng bá về Việt Nam do các cơ quan thông tấn, báo chí và truyền thông Việt Nam thực hiện ở nước ngoài.
+ Khuyến khích mở cơ quan thường trú của các cơ quan báo chí thuộc các tổ chức đoàn thể (Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ...) bằng nguồn kinh phí tự có hoặc phát hành báo chí ra nước ngoài.
- Thuê các cơ quan báo chí và truyền thông nước ngoài đăng tin, bài giới thiệu Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng của nước ngoài.
Mở rộng hợp tác với công ty truyền thông nước ngoài và Việt kiều trong việc đưa các chương trình truyền hình Việt Nam phù hợp và phim Việt Nam để phát trên các kênh truyền hình và các phương tiện truyền thông khác ở nước ngoài.
- Xây dựng các chương trình quảng bá giới thiệu Việt Nam thông qua các phương tiện thông tin và truyền thông của nước ngoài. Hằng năm mời các đoàn báo chí truyền thông có uy tín của nước ngoài vào Việt Nam hoạt động báo chí.
- Có biện pháp, hình thức phù hợp nhằm tranh thủ tối đa và quản lý tốt hoạt động của các văn phòng đại diện và các phóng viên nước ngoài tại Việt Nam. Phát huy hiệu quả phương thức TTĐN thông qua các bài viết có nội dung tốt của các nhà báo nước ngoài về đất nước, con người Việt Nam sau khi được đến thăm Việt Nam.
Nhóm giải pháp thứ bảy: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học về TTĐN
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác TTĐN có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn giỏi, nhạy bén và linh hoạt trong xử lý các tình huống, nhất là các vấn đề nhạy cảm, phức tạp, có phẩm chất đạo đức của cán bộ làm công tác TTĐN. Khuyến khích sự nỗ lực phấn đấu của lực lượng cán bộ trên mặt trận TTĐN. Cụ thể:
+ Tiến hành nghiên cứu, khảo sát và đánh giá hiện trạng đội ngũ cán bộ
chuyên trách công tác TTĐN tại các cơ quan, tổ chức của Việt Nam cả ở trong nước và nước ngoài. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ TTĐN từ nay đến năm 2020.
+ Xây dựng các tiêu chuẩn, yêu cầu về trình độ chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác TTĐN. Đề cao trách nhiệm chính trị, phẩm chất đạo đức của người làm công tac TTĐN, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo.
+ Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đối ngoại và các phóng viên báo chí từ trung ương đến địa phương.
+ Hoàn thiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng tập huấn, nâng cao trình độ và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác TTĐN. Tạo điều kiện cho cán bộ lãnh đạo, phóng viên được dự các lớp tập huấn về TTĐN.
+ Mở rộng phạm vi, đối tượng đào tạo Chuyên ngành TTĐN thuộc Ngành Quan hệ quốc tế. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân Chuyên ngành TTĐN tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, mở rộng hệ đào tạo văn bằng hai, hệ đào tạo vừa học vừa làm, hệ đào tạo từ xa, đào tạo sau đại học. Triển khai đào tạo Chuyên ngành TTĐN (Ngành Quan hệ quốc tế) tại các cơ sở đào tạo bậc đại học khác trong cả nước.
+ Xây dựng chương trình đào tạo chuyên ngành Văn hoá đối ngoại, Đối ngoại nhân dân bậc đại học và các khoá bồi dưỡng ngắn hạn nhằm tăng cường công tác TTĐN tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
+ Tăng cường tổ chức các chuyến đi thực tế trong nước và ngoài nước để cán bộ làm công tác TTĐN có điều kiện bám sát thực tiễn, học hỏi, nâng cao trình độ, nghiệp vụ.
- Đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học nhằm bảo đảm cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc triển khai công tác TTĐN. Chú trọng các nghiên cứu có tính thực tiễn cao. Nghiên cứu, nâng cao lập luận đấu tranh trong các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
- Gắn kết các cơ sở đào tạo với các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác TTĐN. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong việc hoạch định chính sách, nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TTĐN. Mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TTĐN.
Nhóm giải pháp thứ tám: Tăng cường đầu tư tài chính, cơ sở vật chất cho công tác TTĐN